Chảy máu sau khi nhổ răng là điều hoàn toàn bình thường vì răng là bộ phận gắn liền với nhiều mạch máu và dây thần kinh. Tuy nhiên việc kiểm soát tình trạng này là rất quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ. Hãy cùng Nha Khoa Bảo Mai bỏ túi những mẹo cầm máu sau khi nhổ răng cực hữu hiệu mà bạn có thể thực hiện tại nhà.
Tại sao cần cầm máu sau khi nhổ răng?
Răng là bộ phận gắn liền với nhiều dây thần kinh và mạch máu. Do đó, chảy máu chảy máu trong khoảng 8 giờ sau khi nhổ răng là hoàn toàn bình thường, nhất là nhổ răng khôn (răng số 8).
Tuy nhiên nếu không được cầm máu kịp thời, vết thương có thể dẫn đến những vấn đề không mong muốn như nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Bên cạnh đó, chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu việc chảy máu không được kiểm soát tốt.
Việc cầm máu sau khi nhổ răng không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Đồng thời ngăn ngừa các biến chứng đã đề cập ở trên, đảm bảo bạn có thể trở lại cuộc sống thường ngày mà không gặp rắc rối nào.
Cách cầm máu sau khi nhổ răng
Dưới đây, bác sĩ của chúng tôi sẽ mách bạn mẹo cầm máu sau khi nhổ răng, bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.
Sử dụng bông gạc cố định lên vết thương
Sau khi nhổ răng, bác sĩ thường đặt một miếng bông gạc lên vị trí răng vừa nhổ nhằm kiểm soát chảy máu tức thì và giúp máu nhanh đông. Bạn nên cắn chặt gạc trong vòng 30 – 45 phút. Áp lực này giúp cầm máu hiệu quả, đồng thời giữ cho vết thương sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn. Trường hợp sơ ý làm rơi gạc cầm máu thì hãy thực hiện các bước sau:
- Rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
- Lấy một miếng băng gạc sạch, gấp thành hình vuông hoặc cuộn tròn.
- Làm ẩm chiếc băng gạc và đặt và vị trí vừa nhổ răng.
- Cắn chặt gạc khoảng 30 phút.
Dùng túi trà để cầm máu
Sử dụng túi trà là một trong những mẹo hay giúp cầm máu sau khi nhổ răng. Túi trà (đặc biệt là trà xanh) chứa tanin có tác dụng làm se mạch máu, hỗ trợ quá trình đông máu. Cách thực hiện:
- Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
- Ngâm túi trà vào nước ấm, để nguội rồi đặt trực tiếp lên vùng răng vừa nhổ.
- Cắn chặt trong khoảng 20 – 30 phút. Tannin sẽ giúp thu nhỏ mạch máu và giảm chảy máu.
Chườm đá lạnh bên ngoài má
Đặt túi đá lạnh bên ngoài má, gần vị trí nhổ răng trong vòng 15 – 20 phút sẽ giúp giảm chảy máu và giảm sưng đau. Lưu ý là không áp trực tiếp đá lên da để tránh bỏng lạnh, hãy sử dụng khăn mềm để bọc túi đá.
Vệ sinh răng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách là một bước thiết yếu để hỗ trợ quá trình cầm máu sau khi nhổ răng. Trong vòng 1 – 2 ngày sau khi nhổ răng, hãy súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý để giữ cho khoang miệng sạch sẽ, đồng thời giúp vết thương mau lành. Ở những ngày sau đó, bạn nên sử dụng bàn chải mềm để đánh răng một cách nhẹ nhàng, tránh chạm vào khu vực vết thương nhằm không gây thêm tổn thương cho vùng vừa nhổ răng.
Nghỉ ngơi giúp cầm máu sau khi nhổ răng
Việc nghỉ ngơi đầy đủ sau khi nhổ răng sẽ giúp cơ thể tập trung vào quá trình hồi phục. Bạn nên ngồi thẳng hoặc nằm hơi nghiêng thay vì nằm ngang. Tư thế ngồi thẳng đứng giúp giảm áp lực máu lên vùng nhổ răng, giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn và tránh tình trạng chảy máu tái phát. Bên cạnh đó, tránh các hoạt động nặng nhọc, hạn chế nói chuyện và cười đùa để không tạo áp lực lên vết thương.
Không tác động lên vết thương
Việc tác động lên vết thương ngay sau khi nhổ răng có thể làm bong lớp máu động dẫn tới chảy máu trở lại. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tránh những tác động sau để cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả:
- Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, bạn nên tránh súc miệng mạnh hoặc nhổ nước bọt liên tục. Thay vào đó, hãy giữ miệng yên tĩnh và chỉ súc miệng nhẹ nhàng với nước muối sau ít nhất 24 giờ.
- Hạn chế sử dụng ống hút để uống nước.
- Tuyệt đối không dùng tay hoặc bất kỳ vật dụng nào khác để chạm vào vết thương.
- Tránh dùng bàn chải đánh răng chà sát mạnh vào vị trí mới nhổ răng.
Tránh xa thuốc lá nếu muốn cầm máu nhanh sau nhổ răng
Thuốc lá chứa carbon monoxide, một chất khi vào cơ thể sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho các mô lành, khiến vết thương ở chân răng chậm lành hơn. Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ chảy máu, làm chậm quá trình hồi phục mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy hãy ngừng hút thuốc ít nhất 48 giờ sau khi nhổ răng để đảm bảo quá trình cầm máu diễn ra suôn sẻ.
Khi nào cần liên hệ với nha sĩ?
Các mẹo trên có thể giúp cầm máu nhanh sau nhổ răng. Thế nhưng nếu sau 24 giờ tình trạng chảy máu vẫn không thuyên giảm hoặc bạn cảm thấy đau đớn bất thường, hãy liên hệ với nha sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Việc phát hiện sớm các biến chứng sẽ giúp bạn tránh khỏi những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng. Nếu bạn chảy máu kéo dài kèm theo triệu chứng sưng đau, sốt, mủ hoặc mùi hôi từ vết thương, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
Hy vọng với 7 mẹo cầm máu sau khi nhổ răng mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ tự tin chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tại nhà. Nếu có bất kỳ vấn đề gì sau khi nhổ răng, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai