Trám răng mất bao nhiêu thời gian? Quy trình như thế nào?

Trám răng (hay hàn răng) là phương pháp nha khoa phổ biến giúp khắc phục những khuyết điểm trên bề mặt răng như sâu răng, răng sứt, mẻ… Nhiều người băn khoăn không biết trám răng mất bao nhiêu thời gian và liệu có khó chịu. Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này của Nha Khoa Bảo Mai để chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi thực hiện nhé!
Trám răng mất bao nhiêu thời gian còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Trám răng mất bao nhiêu thời gian phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Tổng quan về trám răng

Trước khi biết trám răng mất bao nhiêu thời gian, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của phương pháp này và lý do tại sao nên trám răng. Trám răng không chỉ đơn thuần là khôi phục hình dáng răng mà còn là cách ngăn ngừa sâu răng lan rộng, bảo vệ răng khỏi những tổn thương lâu dài.

Trám răng là gì?

Trám răng là quá trình dùng các vật liệu chuyên dụng trong nha khoa như composite, amalgam, GIC…  để phục hồi lại hình dáng và chức năng của răng sau khi đã loại bỏ các phần bị sâu hoặc tổn thương. Quy trình này giúp lấp đầy những lỗ hổng, khe hở trên răng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và bảo vệ cấu trúc răng.
Trám răng là kỹ thuật nha khoa phục hồi lại hình dáng và chức năng của răng bị tổn thương như sâu răng

Vì sao cần trám răng?

Trám răng là một phương pháp nha khoa quan trọng với nhiều lợi ích. Dưới đây là một số lý do tại sao cần thực hiện trám răng:
  • Ngăn ngừa sâu răng lan rộng: Các lỗ sâu răng nhỏ nếu không được xử lý kịp thời sẽ phát triển lớn hơn, ảnh hưởng đến tủy răng.
  • Khôi phục chức năng nhai: Những chiếc răng bị tổn thương sẽ gây khó khăn trong quá trình ăn uống và làm giảm chất lượng cuộc sống.
  • Bảo vệ răng khỏi các bệnh lý nghiêm trọng: Răng không được trám đúng thời điểm có nguy cơ bị viêm tủy, viêm nướu, hoặc thậm chí phải nhổ bỏ.

Trám răng mất bao nhiêu thời gian?

Trám răng mất bao nhiêu thời gian? Không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc này vì thời gian trám răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như số tình trạng răng, số lượng răng cần trám, loại vật liệu trám và tay nghề của bác sĩ.
  • Tình trạng răng: Với những răng bị tổn thương nặng, có lỗ sâu lớn, việc làm sạch và phục hồi sẽ cần nhiều thời gian hơn.
  • Số lượng răng cần trám: Nếu chỉ trám một răng, thời gian sẽ ngắn hơn so với trường hợp cần trám nhiều răng cùng lúc.
  • Loại vật liệu trám: Trám răng bằng vật liệu composite thường mất thời gian hơn amalgam vì composite cần ánh sáng để đông cứng.
  • Tay nghề và kỹ thuật của bác sĩ: Bác sĩ có tay nghề cao sẽ thực hiện nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả lâu dài.
Thông thường, thời gian trám răng cho một chiếc răng có khuyết điểm đơn giản từ 15 – 30 phút. Đây là thời gian để bác sĩ kiểm tra, vệ sinh, xử lý phần răng bị sâu và tiến hành trám. Một số tình huống đặc biệt như răng sâu nặng, sứt mẻ lớn hoặc răng nằm ở vị trí khó tiếp cận thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.
Thông thường trám răng tổn thương nhẹ chỉ mất từ 15 – 30 phút

Quy trình trám răng chuẩn Y Khoa

Nhiều người lo lắng rằng trám răng có thể gây đau nhức hoặc mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ quy trình từng bước, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn khi trải nghiệm. Dưới đây là quy trình trám răng tiêu chuẩn tại các phòng khám nha khoa uy tín.

Bước 1: Khám và tư vấn

Trước khi tiến hành trám răng, bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết vị trí răng bị tổn thương để đánh giá mức độ hư hại. Đồng thời, nha sĩ sẽ đưa ra các phương án vật liệu phù hợp với tình trạng răng hiện tại và tư vấn cho bạn lựa chọn tốt nhất.

Bước 2: Vệ sinh vùng răng cần trám

Đây là công đoạn cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình trám răng. Bác sĩ sẽ vệ sinh răng cần trám của bạn bằng dung dịch chuyên dụng và tiến hành khử trùng khu vực răng cần điều trị.

Bước 3: Gây tê (nếu cần thiết) và tạo hình xoang trám

Nếu tình trạng sâu răng nặng hoặc răng nằm ở vị trí khó, bác sĩ có thể sẽ tiêm thuốc tê để giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh. Nếu răng bị sâu, phần mô răng hư sẽ được làm sạch và loại bỏ hoàn toàn. Sau đó, bác sĩ sử dụng mũi khoan để tạo xoang trám phù hợp, giúp vật liệu trám bám chắc hơn.

Bước 4: Thực hiện trám răng

Vật liệu trám sẽ được đưa vào phần răng đã chuẩn bị từ trước. Ở trạng thái ban đầu, vật liệu thường ở dạng mềm, sau đó được chiếu đèn laser để làm cứng chỉ trong vài chục giây nhờ cơ chế đông đặc quang học, giúp phục hồi hình dáng răng nhanh chóng.

Bước 5: Điều chỉnh và hoàn thiện

Khi vật liệu trám đã ổn định, bác sĩ sẽ loại bỏ phần vật liệu thừa để đảm bảo không gây cộm hoặc cấn khi nhai. Sau đó, bề mặt răng sẽ được làm nhẵn và đánh bóng, mang lại cảm giác tự nhiên như răng thật.

Lưu ý sau khi trám răng để kéo dài tuổi thọ cho miếng trám

Sau khi trám răng, việc chăm sóc răng miệng đúng cách là yếu tố quan trọng giúp duy trì tuổi thọ và độ bền của răng trám. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có thể bảo vệ răng tốt hơn sau khi trám.
  • Không ăn nhai ngay sau khi trám: Hai giờ đầu sau khi trám răng, đặc biệt là trám composite, bạn không nên ăn uống ngay để vật liệu trám ổn định.
  • Tránh thực phẩm quá cứng hoặc quá nóng/lạnh: Các loại thực phẩm cứng, dai hoặc có nhiệt độ quá nóng/lạnh dễ làm răng trám bị bong tróc hoặc gây cảm giác ê buốt.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám ở kẽ răng. Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ men răng và hạn chế sâu răng.
  • Thăm khám định kỳ: Đến phòng khám nha khoa ít nhất 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng răng và làm sạch răng miệng.
Trám răng là một phương pháp khắc phục hiệu quả và nhanh chóng các vấn đề về răng miệng như sâu răng, mẻ răng, giúp bảo vệ răng khỏi tổn thương lâu dài. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “trám răng mất bao nhiêu thời gian” và hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất, hãy lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín như Nha Khoa Bảo Mai và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng sau khi trám nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu trám răng hoặc nhu cầu tư vấn sức khỏe răng miệng thì hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn và đặt lịch nhanh chóng.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *