Nghiến răng khi ngủ là một thói quen không kiểm soát được, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng giấc ngủ. Theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Bảo Mai để hiểu rõ hơn nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục tật nghiến răng khi ngủ nhé.
Nghiến răng khi ngủ là như thế nào?
Nghiến răng khi ngủ là hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải, xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Đây là tình trạng siết chặt hoặc nghiến 2 hàm răng vào với nhau, lặp đi lặp lại. Hành động này xảy ra vô thức khi ngủ, có thể tạo ra âm thanh ken két hoặc không.
Những người nghiến răng trong khi ngủ có nhiều khả năng mắc các rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ. Trong khi ngủ, bạn có thể bị nghiến răng mà không hề biết cho đến khi biến chứng phát triển. Vì vậy điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu và triệu chứng của chứng nghiến răng và đi khám răng thường xuyên.
Nguyên nhân gây ra nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng khi ngủ được coi là một rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng chủ yếu vẫn là 3 nguyên nhân sau:
Căng thẳng, lo âu
Một vài nghiên cứu cho thấy nghiến răng ban đêm có thể là hậu quả của những căng thẳng tâm lý vào bên ngày. Căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, stress do công việc, học tập… khiến cơ thể không được thư giãn khi ngủ. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc phải tật nghiến răng.
Di truyền
Những người có thành viên gia đình hiện đang hoặc đã từng gặp phải tình trạng nghiến răng khi ngủ có nguy cơ cao hơn mắc phải tật này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nghiến răng. Khoảng 21 – 50% số người mắc nghiến răng ban đêm có người thân trong gia đình từng gặp tình trạng tương tự.
Vấn đề về khớp cắn
Khi răng mọc không đều, thiếu răng hoặc khớp cắn bị lệch, cơ hàm phải làm việc nhiều hơn để cân bằng. Điều này là yếu tố nguy cơ cao gây ra nghiến răng trong lúc ngủ.
Tác dụng phụ của thuốc
Nghiến răng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc điều trị tâm thần, thuốc chống trầm cảm. Ngoài ra, sử dụng các chất kích thích trong thời gian dài như hút thuốc lá, đồ uống có chứa caffeine hoặc rượu, ma túy… đều có thể làm tăng nguy cơ nghiến răng.
Các rối loạn thần kinh trung ương
Những người mắc các chứng bệnh liên quan đến thần kinh, chẳng hạn như Parkinson, bệnh Down, động kinh, bệnh Huntington… dễ gặp phải tình trạng nghiến răng khi ngủ.
Nghiến răng khi ngủ có tác hại gì?
Nghiến răng ở mức độ nhẹ, tần suất ít sẽ không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Ngược lại, nghiến răng ở mức độ nặng và thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến răng mà và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm:
- Mòn men răng: Khi nghiến răng kéo dài, lớp men răng bị mài mòn nhanh chóng, khiến răng trở nên yếu và nhạy cảm hơn.
- Đau hàm và khớp cắn: Nghiến răng trong thời gian dài gây áp lực lên hàm, dẫn đến các vấn đề về khớp cắn, đau hàm, thậm chí là khó mở miệng.
- Đau đầu, mỏi cổ: Căng thẳng trong cơ hàm có thể lan ra các vùng lân cận như cổ, vai, và đầu, gây cảm giác đau mỏi, khó chịu khi thức dậy.
Cách khắc phục nghiến răng hiệu quả bất ngờ
Để điều trị dứt điểm tình trạng nghiến răng khi ngủ, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp thích hợp. Dựa vào những nguyên nhân kể trên thì bạn có thể tham khảo một số cách khắc phục nghiến răng trong khi ngủ như dưới đây:
Giảm căng thẳng
Như đã đề cập ở trên, căng thẳng tâm lý kéo dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tật nghiến răng. Chính vì thế, cách hiệu quả nhất đề khắc phục nó là có các liệu pháp giảm căng thẳng, ví dụ như:
- Thư giãn trước khi ngủ: Các hoạt động như yoga, thiền, nghe nhạc nhẹ hoặc tắm nước ấm có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
- Quản lý căng thẳng trong cuộc sống: Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, hoặc tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh để giảm áp lực.
Điều chỉnh thói quen xấu
Hãy xây dựng thói quen sống lành mạnh để cải thiện tình trạng nghiến răng trong khi ngủ, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Giảm thiểu chất kích thích: Tránh sử dụng rượu, cà phê, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác trước khi đi ngủ vì chúng có thể làm tăng tình trạng nghiến răng.
- Ăn uống lành mạnh: Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và các thức ăn cứng hoặc dai gây ảnh hưởng đến răng miệng.
Điều trị các vấn đề về răng và khớp cắn
Trường hợp nghiến răng trong lúc ngủ do sai lệch khớp cắn hoặc do nguyên nhân từ răng lệch lạc, lệch khớp thái dương… thì bạn có thể tham khảo những cách khắc phục sau:
- Chỉnh nha: Nếu nghiến răng do khớp cắn lệch hoặc răng mọc không đều, bác sĩ nha khoa có thể đề xuất niềng răng hoặc các phương pháp chỉnh nha khác để điều chỉnh khớp cắn.
- Điều trị các vấn đề về khớp thái dương hàm: Nếu nghiến răng liên quan đến rối loạn khớp hàm, bác sĩ có thể chỉ định các liệu pháp hỗ trợ như vật lý trị liệu hoặc dùng thuốc giảm đau.
Sử dụng máng chống nghiến
Máng chống nghiến răng được chế tạo từ nhựa acrylic chất lượng cao, trong suốt, mang lại tính thẩm mỹ và bền bỉ. Sản phẩm này được thiết kế cá nhân hóa dựa trên dấu hàm của từng người, đảm bảo sự vừa vặn tuyệt đối. Người dùng sẽ cảm thấy thoải mái khi đeo, dễ dàng gắn vào mỗi khi đi ngủ và tháo ra sau khi thức dậy. Đặc biệt, máng chống nghiến ít bị rơi ra khi ngủ sâu, giúp ngăn ngừa tổn thương răng do thói quen nghiến răng ban đêm.
Thay đổi tư thế ngủ
Tránh nằm sấp hoặc nằm nghiêng có thể giúp giảm áp lực lên hàm, từ đó hạn chế tình trạng nghiến răng trong khi ngủ.
Sử dụng thuốc khi cần thiết
Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ nghiến răng của mỗi người mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định thuốc để điều trị.
- Thuốc giãn cơ: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giãn cơ để làm giảm tình trạng căng cơ hàm trong khi ngủ.
- Thuốc điều trị lo âu: Nếu nguyên nhân là do căng thẳng hoặc lo âu, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giúp giảm triệu chứng này.
Thăm khám định kỳ tại nha khoa
Thăm khám thường xuyên tại các phòng khám nha khoa giúp phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu của nghiến răng, từ đó tránh được các hậu quả nghiêm trọng như mòn răng, viêm khớp hàm.
Nghiến răng khi ngủ tuy không nguy hại tới tính mạng nhưng về lâu dài có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Đừng bỏ qua tình trạng này, việc thăm khám định kỳ tại nha khoa là điều cần thiết để bảo vệ răng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 083 585 1212 – 083 985 1212 hoặc truy cập fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được hỗ trợ kịp thời.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai