Mòn cổ răng: 5 điều quan trọng nhất bạn không thể bỏ qua

Mòn cổ răng gây ra tình trạng ê buốt, khó chịu, đặc biệt là khi ăn nhai thức ăn nóng hoặc lạnh. Không chỉ vậy, bệnh lý này còn khiến hàm răng mất thẩm mỹ. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp bảo tồn răng, khôi phục thẩm mỹ và tránh biến chứng. Theo dõi bài viết này của Nha Khoa Bảo Mai để hiểu rõ hơn về mòn cổ chân răng nhé.

Mòn cổ chân răng là hiện tượng khá thường gặp hiện nay
Mòn cổ chân răng là hiện tượng khá thường gặp hiện nay

Mòn cổ răng là như thế nào?

Mòn cổ răng là tình trạng mất đi một phần men răng hoặc cả phần men và ngà răng tại vùng cổ chân răng – nơi tiếp giáp giữa thân răng và nướu. Đây là một vấn đề không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm răng dễ bị tổn thương trước các tác động bên ngoài.

Vì sao bị mòn cổ chân răng?

Khác với các bệnh lý răng miệng khác thường là do vi khuẩn xâm nhập (sâu răng, viêm nướu…), mòn cổ chân răng thường xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc ăn uống không lành mạnh. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mòn cổ răng:

Đánh răng sai cách

Sử dụng bàn chải quá cứng hoặc đánh răng quá mạnh có thể làm mòn men răng, đặc biệt là ở vùng cổ răng. Việc đánh răng theo chiều ngang cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ làm tụt lợi, lộ chân răng. Khi này vùng cổ răng không còn được bảo vệ bởi men răng mà chỉ còn lớp ngà răng phủ lên. Từ đó làm cho cổ răng dễ bị mòn và tốc độ mòn nhanh.

Tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính axit cao

Theo một vài nghiên cứu, khi tiêu thụ các loại đồ ăn, thức uống như chanh, cam, soda… chứa nhiều axit sẽ gây mòn răng theo thời gian.

Tật nghiến răng

Nghiến răng trong lúc ngủ hoặc khi căng thẳng làm tăng áp lực lên răng, làm hại men răng khiến cho các răng dễ bị mòn và xuất hiện tình trạng ê buốt ở vùng cổ chân răng và vùng mặt nhai.

Răng mọc lệch, chen chúc

Lợi phủ ở các trường hợp răng mọc chen chúc và lệch lạc thường mỏng hơn các răng khác. Kết hợp với chế độ ăn uống không khoa học và thói quen đánh răng không đúng sẽ làm tăng nguy cơ tụt lợi và mòn cổ răng.

Lão hóa

Theo thời gian, tuổi càng cao thì men răng càng mỏng đi và vùng cổ răng dễ bị tổn thương hơn.

Tuổi càng cao thì men răng sẽ mỏng hơn và yếu đi dễ dẫn tới mòn cổ chân răng
Tuổi càng cao thì men răng sẽ mỏng hơn và yếu đi dễ dẫn tới mòn cổ chân răng

Dấu hiệu nhận biết mòn cổ răng

Ban đầu, mòn cổ chân răng chỉ là một rãnh nhỏ ở vùng chân răng sát lợi. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Thế nhưng chưa có biểu hiện gì rõ rệt như đau nhức hay ê buốt. Khi mòn cổ răng tiến triển nặng hơn thì bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Ê buốt răng khi ăn đồ nóng, lạnh, chua, khi hít gió hoặc đánh răng.
  • Đau dai dẳng, đau lên tới đỉnh đầu nếu tổn thương ở cổ chân răng lan đến tủy răng.
  • Lợi viêm đỏ, chảy máu do thức ăn giắt vào vùng cổ chân răng.
  • Viêm nhiễm vùng cuống răng, sưng lợi, răng lung lay, thậm chí răng bị gãy ngang nếu không được điều trị kịp thời.

Cách điều trị mòn cổ răng

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở cổ chân răng và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp. Cụ thể:

Trường hợp tổn thương nhẹ

Khi vùng mòn cổ răng mới chớm chỉ là khe nhỏ hoặc có hình chữ V nhưng chưa lan tới tủy răng thì bác sĩ sẽ trám vùng cổ răng bị mòn bằng những vật liệu chuyên dụng nhằm lấp kín khe hở. Trám cổ chân răng vừa giúp bù vào phần mòn, loại bỏ ê buốt, vừa khôi phục thẩm mỹ cho răng.

Hàn điều trị mòn cổ răng với trường hợp tổn thương nhẹ chưa lan sâu tới tủy răng
Hàn điều trị mòn cổ răng với trường hợp tổn thương nhẹ chưa lan sâu tới tủy răng

Trường hợp tổn thương đã lan tới tủy răng

Đầu tiên cần điều trị tủy sau đó phục hình bằng một số phương pháp như bọc răng sứ để khôi phục thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai cho răng.

Mòn cổ răng kèm tụt lợi

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định ghép mô liên kết để che phủ vùng chân răng bị hở nhằm ngăn ngừa tổn thương thêm, tăng cường độ bền cho nướu và bảo vệ vùng chân răng

Lưu ý giúp phòng ngừa mòn cổ răng

Dựa vào những nguyên nhân đã đề cập ở trên thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa mòn cổ chân răng bằng cách vệ sinh răng đúng cách và thay đổi thói quen ăn uống. Cụ thể:

  • Dùng bàn chải mềm đánh răng nhẹ nhàng theo chiều dọc thân răng. Đảm bảo chải răng đủ các mặt gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt trên cùng của răng.
  • Thay bàn chải định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
  • Kết hợp chải răng cùng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch kẽ răng.
  • Tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Hạn chế đồ ăn thức uống có hại cho men răng như nước chanh, cam, quất, nước ngọt có gas…
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá.
  • Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần để các bác sĩ làm sạch chuyên sâu loại bỏ cao răng mảng bám. Đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu mòn cổ răng và có phương án điều trị kịp thời.
Chải răng nhẹ nhàng đúng cách để ngăn ngừa mòn cổ răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng

Với những ai có thói quen nghiến răng thì hãy sử dụng máng chống nghiến vào ban đêm để hạn giảm thiểu nguy cơ biến chứng của việc nghiến răng. Mòn cổ răng là bệnh lý thường gặp, nó làm mòn men răng và khiến răng yếu ớt. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu bạn quan tâm đúng mức đến sức khỏe răng miệng. Hãy thay đổi thói quen hàng ngày và đến nha sĩ kiểm tra định kỳ để bảo vệ răng luôn chắc khỏe.

Đừng để mòn cổ răng làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Đến ngay Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe răng miệng bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn và đặt lịch hẹn nhanh chóng nhất.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *