Răng sâu lung lay gây đau nhức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy răng sâu lung lay phải làm sao? Xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Nha Khoa Bảo Mai.
Nguyên nhân khiến răng sâu lung lay
Hầu hết chúng ta đều biết đến tình trạng sâu răng. Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất, xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Răng sâu ở giai đoạn đầu mới chớm sâu thường sẽ không xảy ra tình trạng lung luy. Răng sâu lung lay là khi răng bị tổn thương nghiêm trọng do sâu răng ăn mòn men và ngà răng, khiến răng trở nên yếu và mất đi sự liên kết với mô nướu. Khi gặp tình trạng này, người bệnh thường cảm thấy đau nhức, ê buốt và răng có dấu hiệu di chuyển, thậm chí có nguy cơ gãy rụng. Dưới đây là nguyên nhân chính khiến răng sâu bị lung lay:
Tổn thương men và ngà răng
Vi khuẩn sâu răng sau khi ăn mòn men răng sẽ tiến sâu vào ngà và tủy răng, gây viêm nhiễm tủy. Khi tủy bị tổn thương, xương và dây chằng quanh răng cũng yếu đi, làm răng dễ lung lay.
Bệnh viêm nha chu
Sâu răng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm nha chu – một bệnh lý ảnh hưởng đến mô nướu và dây chằng quanh răng, gây mất liên kết giữa răng và nướu. Từ đó khiến cho răng yếu đi và dễ bị lung lay, thậm chí rụng mất răng.
Tác hại của răng sâu lung lay
Răng sâu lung lay khiến bạn ăn uống không ngon miệng, đau nhức, mất ngủ, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tâm lý. Không chỉ vậy, nếu không được điều trị kịp thời, răng sâu lung lay có thể gây:
- Áp xe răng: Vi khuẩn xâm nhập vào tủy, tạo ổ viêm nhiễm nặng.
- Ảnh hưởng đến răng bên cạnh: Lây lan vi khuẩn, gây viêm nướu và sâu răng ở các răng kế cận.
- Tiêu xương hàm: Răng mất đi gây tiêu biến xương hàm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khớp cắn.
Răng sâu bị lung lay có nên nhổ không?
Răng sâu lung lay có nên nhổ bỏ hay không còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương, răng có thể bảo tồn được hay không và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Khi thấy có dấu hiệu thì bạn cần mau chóng đến phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp tốt nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ cố gắng thực hiện các biện pháp điều trị nhằm bảo tồn răng như:
- Trám răng: Phù hợp với răng sâu nhẹ, giúp phục hồi men răng.
- Điều trị tủy và bọc răng sứ: Giúp bảo vệ răng và khôi phục khả năng nhai.
- Cố định răng lung lay: Sử dụng dây cung hoặc nẹp nha khoa để giữ răng ổn định.
Với trường hợp răng sâu không thể bảo tồn thì nhổ bỏ là giải pháp cuối cùng. Dưới đây là những trường hợp nên nhổ răng sâu lung lay:
- Tổn thương nặng đến tủy và xương hàm.
- Viêm nha chu nặng khiến răng không thể bám vào nướu.
- Áp xe hoặc viêm nhiễm lan rộng, có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe toàn thân.
- Răng bị lung lay quá mức, không còn chức năng nhai và gây đau đớn liên tục.
Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả
Sâu răng hoàn toàn có thể phòng ngừa thông qua cách vệ sinh răng miệng khoa học và loại bỏ những thói quen gây hại cho răng. Ngoài ra, sâu răng là bệnh lý có nguy cơ tái phát cao, vì vậy bạn hãy thực hiện những biện pháp dưới đây để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách toàn diện:
Đánh răng đúng cách và đều đặn
Bước đầu tiên để ngăn ngừa sâu răng chính là vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách:
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày: Vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
- Sử dụng kem đánh răng chứa fluor: Fluor giúp tái khoáng và tăng cường độ cứng cho men răng.
- Chải răng nhẹ nhàng: Chải nhẹ nhàng theo chiều dọc để không làm tổn thương nướu.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám ở những kẽ răng mà bàn chải khó tiếp cận. Nước súc miệng giúp giảm vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng.
Ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường độ vững chắc cho răng. Từ đó bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây sâu răng một cách hiệu quả.
- Hạn chế tiêu thụ đường và đồ uống có ga: Kẹo, bánh, nước ngọt, soda…
- Ăn thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Thực phẩm như sữa, phô mai, rau xanh, cá hồi, cá mòi, các loại hạt… giúp bổ sung canxi, tăng cường độ cứng cho răng. Vitamin D có trong nấm, cá hồi, lòng đỏ trứng, tôm, hàu… giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Uống đủ nước: Uống nước sau mỗi bữa ăn giúp rửa trôi mảng bám và giảm lượng axit trong miệng.
Khám nha khoa định kỳ
Thăm khám nha khoa mỗi 6 tháng để bác sĩ sẽ làm sạch mảng bám, cao răng và đề xuất các biện pháp chăm sóc phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn. Bên cạnh đó, khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện và điều trị sâu răng kịp thời.
Trám bít hố rãnh răng (Sealant)
Các hố rãnh trên bề mặt nhai của răng hàm dễ tích tụ thức ăn và vi khuẩn. Trám bít hố rãnh là kỹ thuật sử dụng chất liệu Sealant – một lớp phủ nhựa chuyên dụng trong nha khoa được bôi lên men răng nhằm ngăn ngừa sâu răng. Lớp phủ này giúp cho bề mặt răng nhẵn, dễ dàng vệ sinh răng và ngăn không cho thức ăn giắt vào các rãnh đó.
Tránh xa thói quen gây hại cho răng
Hãy tránh xa những thói quen gây hại cho răng sau đây:
- Hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Cắn móng tay, nhai đồ ăn cứng.
- Dùng răng để cắn hoặc mở vật cứng như nắp chai…
- Đánh răng quá mạnh.
Răng sâu lung lay là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề nghiêm trọng và cần được can thiệp kịp thời. Bên cạnh việc điều trị tại nha khoa, bạn cần chú trọng đến việc chăm sóc răng miệng hàng ngày và thăm khám định kỳ để bảo vệ nụ cười bền vững.
Nếu bạn gặp tình trạng sâu răng, hãy đến Nha Khoa Bảo Mai ngay hôm nay để được kiểm tra và điều trị kịp thời! Bảo vệ sức khỏe răng miệng chính là bảo vệ nụ cười của bạn! Liên hệ với chúng tôi qua hotline 083 585 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được bác sĩ tư vấn tận tình.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai