Danh sách những trường hợp không nên bọc răng sứ bạn cần biết

Khoảng 10 năm trở lại đây, bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa thịnh hành được nhiều người ưa chuộng. Phương pháp này giúp cải thiện hình dáng và màu sắc của răng hiệu quả. Thế nhưng cũng có những trường hợp không nên bọc răng sứ để đảm bảo an toàn. Đó là những trường hợp nào? Cùng Nha Khoa Bảo Mai tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu về bọc răng sứ thẩm mỹ

Bọc răng sứ là lựa chọn phổ biến giúp cải thiện các khuyết điểm của răng như xỉn màu, vỡ mẻ răng, răng chen chúc hô, lệch lạc nhẹ, mòn men răng… Đây là phương pháp phục hình sử dụng vật liệu sứ an toàn giúp cải thiện thẩm mỹ, mang tới hàm răng đều, màu sắc trắng sáng tự nhiên như răng thật. Khi thực hiện bọc răng sứ, nha sĩ sẽ mài nhẹ phần răng hư hỏng, xấu để làm cùi răng, sau đó bọc mão sứ được chế tạo riêng cho từng người lên trên.
Bọc răng sứ mang lại nhiều lợi ích về thẩm mỹ và giúp ích cho quá trình ăn nhai. Thế nhưng có những trường hợp không nên bọc răng sứ nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm. Phần tiếp theo của bài viết thông tin chi tiết hơn về các trường hợp không nên bọc răng sứ.
Bọc răng sứ là thẩm mỹ nha khoa sử dụng răng sứ bọc lên răng thật giúp khắc phục khuyết điểm trên răng

Những trường hợp không nên bọc răng sứ

Theo lời khuyên của Th.S B.S Mai – Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn cần biết đến những trường hợp không nên bọc răng sứ dưới đây:

Những trường hợp không nên bọc răng sứ – Người dưới 17 tuổi

Trẻ em dưới 17 tuổi còn khá nhạy cảm, chưa đủ cứng chắc và quá trình mài cùi răng có thể ảnh hưởng xấu hàm răng cũng như sức khỏe. Vì vậy, trường hợp trẻ em dưới 17 tuổi có răng hô, vẩu, móm thì giải pháp tối ưu nhất là niềng răng thay vì bọc răng sứ.

Răng quá nhạy cảm

Với những người có men răng khỏe mạnh thì việc mài răng để bọc răng sứ sẽ không quá ảnh hưởng hay gây ra tác động xấu. Thế nhưng những ai có men răng yếu, mỏng, nhạy cảm thì không nên bọc răng sứ vì mài răng có thể làm bạn ê buốt kéo dài, men răng yếu hơn và thậm chí là gây ra bệnh lý răng miệng.

Răng lung lay

Một trong những trường hợp không nên bọc răng sứ đó là khi răng bị lung lay. Răng lung lay đồng nghĩa với chân răng không chắc chắn và việc mài răng sẽ làm răng yếu hơn. Trường hợp răng có khuyết điểm nhưng bị lung lay thì bạn không nên bọc răng sứ, thay vào đó là có thể nhổ bỏ và trồng răng Implant.

Lệch khớp cắn nặng

Bọc răng sứ có thể khắc phục trường hợp sai khớp cắn nhẹ không phải do xương hàm. Còn đối với trường hợp sai khớp cắn (hô, vẩu, móm) ở mức độ nặng thì bọc răng sứ sẽ không mang lại tác dụng tối ưu vì không thể điều chỉnh khớp cắn chuẩn. Tùy vào từng mức độ lệch khớp cắn mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn nên chỉnh nha hay phẫu thuật đưa xương hàm về đúng vị trí.
Những trường hợp không nên bọc răng sứ
Lệch khớp cắn quá nhiều thì không nên bọc răng sứ

Răng gãy vỡ chỉ còn chân răng

Phương pháp bọc răng sứ phù hợp với răng vỡ, mẻ diện tích nhỏ. Còn đối với răng gãy vỡ do va đập mạnh, diện tích sứt mẻ, gãy vỡ lớn hoặc chỉ còn lại một phần nhỏ chân răng thì nên lựa chọn phương pháp khác như làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép răng giả.

Bệnh lý răng miệng

Sâu răng nghiêm trọng, chảy máu chân răng, viêm tủy, viêm nha chu nặng… thì không nên bọc răng sứ. Với các trường hợp trên, hầu hết các biện pháp bảo tồn răng sẽ không còn hiệu quả. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng và trồng răng giả để phục hình

Mắc các bệnh lý toàn thân khác

Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, máu khó đông, động kinh… không nên bọc răng sứ thẩm mỹ. Bởi vì trước khi mài cùi răng bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê, điều này ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của người bệnh.

Lợi ích bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng nhờ mang lại một hàm răng sáng đẹp, màu sắc tự nhiên, khắc phục khuyết điểm trên răng. Cụ thể dưới đây là lợi ích của bọc răng sứ:
  • Xóa bỏ các khuyết điểm: Bọc răng sứ giúp che đi các khuyết điểm như răng vỡ, mẻ, răng không đều, lệch lạc nhẹ, có khe hở giữa kẽ răng, răng xỉn màu, ố vàng…
  • Thẩm mỹ: Răng sứ có hình dáng tự nhiên, màu sắc và kích thước tương đồng với màu răng thật, giúp tạo ra hàm răng hài hòa và nụ cười tự nhiên.
  • Khả năng chịu lực nhai tốt: Hầu hết các chất liệu răng sứ hiện nay có khả năng chịu lực ăn nhai tốt và độ bền cao.
  • Bảo vệ răng thật: Việc vệ sinh răng sứ đơn giản hơn so với niềng răng, đồng thời giúp ngăn chặn mảng bám, thức ăn giắt vào trong kẽ răng. Nhờ đó làm giảm nguy cơ vi khuẩn tấn công gây hại cho răng.
Răng trắng sáng tự nhiên là một trong những lợi ích thẩm mỹ của bọc răng sứ

Quy trình bọc răng sứ chuẩn nha khoa

Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ đòi hỏi quy trình thăm khám kỹ càng, chế tác răng sứ cẩn thận, bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo kết quả mỹ mãn nhất cho khách hàng. Sau đây là quy trình bọc răng sứ chuẩn nha khoa:
  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám, chụp X-Quang, tư vấn cho khách hàng loại răng sứ phù hợp với tình trạng răng và điều kiện kinh tế.
  • Bước 2: Bác sĩ lên kế hoạch điều trị sau khi đã thống nhất với khách hàng loại răng sứ khách đã chọn.
  • Bước 3: Vệ sinh răng miệng bao gồm lấy cao răng, loại bỏ vi khuẩn.
  • Bước 4: Gây tê, mài cùi răng, lấy dấu răng để làm răng sứ.
  • Bước 5: Thử và gắn răng tạm.
  • Bước 6: Gắn răng cố định, hướng dẫn khách hàng các bảo quản răng sứ, vệ sinh răng miệng, đồng thời hẹn lịch tái khám.
Vừa rồi là những trường hợp không nên bọc răng sứ mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin hữu ích về bọc răng sứ. Bên cạnh đó, bạn nên tới nha khoa uy tín để được bác sĩ nha khoa tư vấn cụ thể về việc bọc răng sứ. Nếu bạn còn có thắc mắc nào khác hoặc đang tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín tại Thái Nguyên thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0208 385 1212 – 083 985 1212 hoặc inbox fanpage Nha Khoa Bảo Mai để nhận tư vấn từ bác sĩ.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *