Cảnh báo: 5 bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp nhất

Bệnh răng miệng ở trẻ em là mối lo lắng chung của nhiều phụ huynh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những vấn đề này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Trong bài viết này, Nha Khoa Bảo Mai sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

5 bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp nhất
Trẻ em rất dễ mắc các bệnh về răng miệng vì đây là độ tuổi răng đang mọc hoặc thay răng

Nguyên nhân dẫn tới bệnh răng miệng ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh răng miệng. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh răng miệng ở trẻ em là bước quan trọng để điều trị và phòng ngừa. Theo các chuyên gia nha khoa, nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý răng miệng ở trẻ là do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt và chế độ ăn không hợp lý. Cụ thể:

  • Trẻ đang trong giai đoạn mọc và thay răng nên vùng lợi nhạy cảm, dễ tổn thương và dễ bị vi khuẩn tấn công hơn bình thường. Đây là tác nhân gây ra viêm lợi ở trẻ.
  • Trẻ thường thích ăn đồ ngọt, uống nước có gas nhưng lại đánh răng không đều đặn. Điều này khiến mảng bám, cao răng tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh.
  • Nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng đối với trẻ.
  • Cơ địa răng miệng yếu hoặc hệ miễn dịch kém cũng là một nguyên nhân.
  • Thói quen xấu như mút tay, cắn móng tay, mút môi, nghiến răng…
Sở thích ăn nhiều đồ ngọt mà không đánh răng là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều bệnh răng miệng ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết chung các bệnh răng miệng ở trẻ em

Các dấu hiệu nhận biết ban đầu sẽ giúp bố mẹ phát hiện trẻ có vấn đề về răng miệng hay không, ví dụ như:

  • Chảy dãi nhiều hơn.
  • Thường xuyên cho tay vào miệng.
  • Hơi thở có mùi hôi, dù đã vệ sinh răng miệng nhưng vẫn không cải thiện.
  • Đau răng khi ăn.
  • Lợi đỏ, sưng, dễ chảy máu khi đánh răng.
  • Nghiến răng khi ngủ.
  • Thói quen mút tay.
  • Đau hoặc ê buốt răng khi ăn đồ nóng/lạnh.
  • Răng mọc lệch.
  • Trẻ tỏ ra khó chịu, bỏ ăn, bỏ bú.

5 bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em

Những dấu hiệu trên là lời cảnh báo quan trọng, bố mẹ cần chú ý để đưa trẻ đi khám nha khoa kịp thời để bác sĩ thăm khám, tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Một số bệnh răng miệng ở trẻ mà phụ huynh cần lưu ý đó là:

Sâu răng

Sâu răng được xem là bệnh răng miệng thường gặp nhất ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ em. Đây là tình trạng răng bị tổn thương, hư hại do vi khuẩn gây nên, làm xuất hiện các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Nguyên nhân chính của sâu răng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc thậm chí phụ huynh không rèn luyện cho bé đánh răng thường xuyên. Ngoài ra, thói quen ăn đồ ngọt, uống nước có gas cũng là yếu tố nguy cơ gây sâu răng ở trẻ.

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em do nguyên nhân chủ yếu là vệ sinh răng kém và ăn nhiều đồ ngọt

Viêm tủy răng

Viêm tủy răng là một trong những bệnh răng miệng ở trẻ em nghiêm trọng xảy ra khi tủy răng bị nhiễm trùng. Tủy răng chứa các mạch máu và dây thần kinh, là nơi nuôi dưỡng răng. Khi tủy răng bị viêm hoặc nhiễm trùng, trẻ sẽ cảm thấy đau đớn và có thể gặp phải nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân chính dẫn tới viêm tủy răng có thể kể đến là sâu răng nặng không được điều trị, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng gây viêm nhiễm; chấn thương răng…

Viêm lợi

Viêm lợi là tình trạng lợi bị sưng tấy, đỏ và có thể chảy máu khi đánh răng. Viêm lợi thường xảy ra khi trẻ không đánh răng đúng cách, để thức ăn thừa lâu ngày trên răng và lợi. Bệnh lý này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra bệnh nha chu nếu không được điều trị.

Viêm chân răng ở trẻ em

Đây cũng là một trong những bệnh răng miệng ở trẻ em thường gặp. Viêm chân răng xảy ra khi mô lợi xung quanh chân răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc các yếu tố khác. Lợi khỏe mạnh có màu hồng nhưng khi bị viêm có thể chuyển sang màu đỏ/đỏ thẫm. Viêm chân răng ở trẻ là hậu quả của bệnh viêm lợi khi không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Răng lệch lạc, sai khớp cắn

Răng mọc lệch, hô, móm, khớp cắn ngược… là những tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Hiện tượng này gây mất thẩm mỹ hàm răng, khuôn mặt, khó phát âm và gây khó khăn cho việc ăn nhai, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Các trường hợp sai lệch khớp cắn có thể do những nguyên nhân như mất răng sữa sớm, sự phát triển không đồng đều giữa 2 hàm răng, thói quen xấu ở trẻ như thở miệng, mút tay, nghiến răng…

Sai khớp cắn cũng là một trong những bệnh lý răng miệng ở trẻ em thường gặp
Sai khớp cắn cũng là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ

Cách điều trị bệnh răng miệng cho trẻ

Tùy thuộc vào từng bệnh lý và từng nguyên nhân khác nhau mà sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp. Khi phát hiện con yêu có những triệu chứng khác thường ở răng miệng, bố mẹ cần đưa bé đi đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Các biện pháp điều trị có thể là:

  • Trám răng điều trị sâu răng.
  • Điều trị tủy răng và trám phục hình răng bị tổn thương.
  • Điều trị viêm lợi bằng cách hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối ấm, làm sạch cao răng mảng bám tại nha khoa, sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ…
  • Điều trị viêm chân răng bằng cách làm sạch khu vực bị viêm, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Trong trường hợp cần thiết, nếu viêm nhiễm lan rộng và gây áp xe, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Trường hợp viêm chân răng nghiêm trọng thì bác sĩ có thể phải can thiệp phẫu thuật để làm sạch mô nướu và loại bỏ các vùng mô bị nhiễm trùng.
  • Niềng răng khắc phục tình trạng răng lệch lạc, sai khớp cắn.

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh răng miệng ở trẻ

Chăm sóc răng miệng cho trẻ từ nhỏ không chỉ giúp trẻ có hàm răng đẹp mà còn phòng ngừa nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Việc phòng ngừa bệnh răng miệng ở trẻ em không quá khó khăn nếu cha mẹ biết cách chăm sóc đúng đắn. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ.

Đánh răng đúng cách

Ngay từ khi trẻ bắt đầu có răng, cha mẹ cần hướng dẫn và giúp trẻ đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Sử dụng bàn chải răng mềm và kem đánh răng có fluor sẽ giúp bảo vệ răng khỏi vi khuẩn và ngăn ngừa sâu răng.

Hướng dẫn và giám sát trẻ đánh răng đúng cách và đều đặn 2 lần/ngày

Hạn chế thực phẩm có đường

Đồ ăn ngọt là nguyên nhân chính gây ra sâu răng và các vấn đề về nướu. Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa, đậu nành, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, súp lơ, rau cải xanh, cá hồi, sữa chua… giúp tăng đề kháng và tạo nên một hàm răng khỏe mạnh.

Khám răng định kỳ

Khám răng miệng định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về răng miệng ở trẻ. Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ, làm sạch răng và phát hiện sớm những vấn đề tiềm ẩn. Không chỉ vậy, khám răng định kỳ còn giúp trẻ làm quen với việc chăm sóc răng miệng từ nhỏ, tạo thói quen tốt cho cuộc sống sau này.

Khám răng định kỳ giúp tầm soát bệnh răng miệng ở trẻ em
Bố mẹ hãy đưa trẻ đến nha khoa uy tín khám răng định kỳ để bác sĩ làm sạch cao răng và tầm soát bệnh răng miệng

Bệnh răng miệng ở trẻ em là vấn đề sức khỏe không thể xem nhẹ, vì nó có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Chăm sóc răng miệng đúng cách, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và thăm khám định kỳ là những cách hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Nếu bố mẹ lo lắng về sức khỏe răng miệng của trẻ hoặc cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 083 585 1212 – 083 985 1212 hoặc truy cập fanpage Nha Khoa Bảo Mai để biết thêm chi tiết!

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *