Mọc răng là cột mốc quan trọng đầu tiên trong hành trình phát triển của trẻ nhỏ. Giai đoạn này không hề dễ dàng với cả em bé lẫn cha mẹ bởi nó thường đi kèm với các dấu hiệu trẻ sốt mọc răng như quấy khóc, bỏ bú, sưng lợi… Trẻ sốt khi mọc răng là điều mà phụ huynh luôn quan tâm và cần hiểu rõ để phân biệt với sốt bệnh lý khác. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu mọc răng ở trẻ, cách chăm sóc đúng và khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ.

Trẻ bắt đầu mọc răng khi nào?
Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu trẻ sốt mọc răng, bạn cần nắm được khoảng thời gian mà trẻ bắt đầu mọc răng. Thông thường trẻ bắt đầu mọc răng trong giai đoạn từ 6 – 7 tháng tuổi. Ở một số trường hợp hiếm thấy thì trẻ có thể mọc răng sớm hơn khi chỉ mới 3 tháng tuổi. Các mốc mọc răng thường thấy ở trẻ sẽ như sau:
- 6 – 10 tháng tuổi: 2 răng cửa hàm dưới
- 8 – 12 tháng tuổi: 2 răng cửa hàm trên
- 9 – 13 tháng tuổi: Tiếp tục mọc 2 răng cửa số 2 hàm trên
- 10 – 16 tháng tuổi: Tiếp tục mọc 2 răng cửa số 2 hàm dưới
- 13 – 19 tháng tuổi: Mọc răng hàm
- 16 – 22 tháng tuổi: Mọc 2 răng nanh hàm trên
- 17 – 23 tháng tuổi: Mọc 2 răng nanh hàm dưới
- 23 – 31 tháng tuổi: Mọc 2 răng hàm tiếp theo
- 25 – 33 tháng tuổi: Mọc 2 răng hàm trên cuối cùng
Tùy vào từng bé, thời điểm mọc răng có thể sớm hoặc muộn hơn một chút, nhưng nếu sau 18 tháng bé chưa mọc chiếc răng nào, cha mẹ nên đưa bé đi khám.
5 dấu hiệu trẻ sốt mọc răng thường thấy nhất
Tuy rằng không phải tất cả trẻ đều có dấu hiệu trẻ sốt mọc răng nhưng phần lớn sẽ có những phản ứng nhẹ. Khi trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên, biểu hiện thường thấy đó là sốt và kèm theo một số triệu chứng khác. Cụ thể như sau:
Sốt nhẹ (dưới 38.5°C)
Đây là dấu hiệu trẻ sốt mọc răng điển hình nhất. Trẻ có thể sốt từ 37.5°C – 38.5°C, thường kéo dài 1–2 ngày trước hoặc sau khi răng nhú. Sốt mọc răng thường không quá cao và không kéo dài dai dẳng.
Biếng ăn, bỏ bú
Bé có thể bú ít, không muốn ăn dặm do cảm giác đau nướu khi nhai hoặc bú. Đây là một dấu hiệu trẻ sốt mọc răng đi kèm mà cha mẹ nên lưu ý.
Quấy khóc
Trẻ trở nên dễ cáu kỉnh, quấy khóc hơn bình thường do khó chịu và đau nhẹ khi răng phá vỡ bề mặt lợi để mọc nhú lên. Đôi khi dấu hiệu quấy khóc có thể đi kèm với cắn chặt hoặc nắm chặt tay.
Lợi sưng, đỏ
Khi sờ vào lợi, cha mẹ sẽ thấy vùng sưng lên, có thể đỏ và ấm hơn bình thường. Đây là vị trí răng sắp nhú lên.
Chảy nhiều nước dãi
Trẻ mọc răng thường tiết nước bọt nhiều hơn bình thường. Nước dãi có thể xuất hiện từ vài tuần trước khi răng bắt đầu xuất hiện. Mức độ chảy nước dãi tùy thuộc vào từng trẻ à điều này hoàn toàn là bình thường, không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy vậy, các bậc phụ huynh cần thấm nước dãi bằng khăn mềm, tránh để trẻ bị kích ứng da hoặc hăm da do nước dãi.
Các dấu hiệu trẻ sốt mọc răng đi kèm khác
Cắn, nhai đồ vật, trằn trọc khó ngủ, kéo tai, dụi má… là những dấu hiệu khác đi kèm với sốt khi trẻ bắt đầu mọc răng.
Sốt mọc răng khác gì với sốt thông thường?
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu, vì vậy rất dễ bị sốt hoặc mắc các bệnh vặt. Điều này đôi khi khiến cha mẹ khó nhận biết được nguyên nhân, đặc biệt là khi trẻ sốt trong giai đoạn mọc răng. Nếu không quan sát kỹ, nhiều phụ huynh dễ nhầm lẫn giữa sốt do mọc răng và sốt do các bệnh lý tiềm ẩn khác. Sự nhầm lẫn này có thể dẫn đến việc chăm sóc không đúng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng
Như đã đề cập ở trên, trẻ sốt mọc răng thường từ 37.5°C – 38.5°C. Đi kèm với sốt là các dấu hiệu khác như quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, chảy nước dãi nhiều, gặm tay, cắn/gặm đồ vật bởi trẻ ngứa răng, khó chịu ở vùng lợi mà răng đang mọc. Khi trẻ mọc răng, thân nhiệt không quá cao và thường không đi kèm với sổ mũi, ho. Ngoiaf ra, sốt do mọc răng thường chỉ kéo dài 1 – 3 ngày.
Dấu hiệu trẻ sốt thông thường
Thân nhiệt của trẻ khi sốt thông thường thường cao hơn sốt do mọc răng. Nhiệu độ cơ thể bé có thể tăng từ 38°C trở lên, cùng với đó là đi kèm triệu chứng như đổ mồ hôi trộm, rét run, số mũi, ngạt mũi, ho, nôn. Sốt bệnh lý ở trẻ có thể kéo dài 3 – 5 ngày, tùy mức độ bệnh lý.
Trẻ sốt mọc răng khi nào hết?
- Trẻ có thể sốt nhẹ (37.5 – 38.5°C) khoảng 1 ngày trước khi răng nhú lên và 1–2 ngày sau đó.
- Khi răng đã nhú khỏi lợi, thân nhiệt trẻ sẽ dần trở lại bình thường.
- Nếu bé sốt quá 3 ngày, sốt cao liên tục (trên 38.5°C), hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như phát ban, tiêu chảy nhiều, ho, nôn, bỏ bú… thì nhiều khả năng không phải sốt mọc răng, mà là dấu hiệu bệnh lý khác.
Trẻ sốt mọc răng thường không nguy hiểm nếu là sốt nhẹ dưới 38.5°C, trẻ vẫn ăn uống, bú cho dù mệt và không có triệu chứng khác kèm theo như tiêu chảy, sổ mũi, ho, nôn mửa. Còn khi trẻ sốt cao liên tục quá 5 ngày, co giật, mệt lả, bỏ bú hoàn toàn, viêm họng, viêm tai giữa… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám và xử lý phù hợp.
Cần làm gì khi thấy dấu hiệu trẻ sốt mọc răng
Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng là hoàn toàn bình thường trong giai đoạn phát triển của trẻ, vì vậy cha mẹ đừng quá lo lắng. Hãy theo dõi các dấu hiệu cũng như có thể tham khảo một số cách dưới đây để cùng trẻ vượt qua giai đoạn này nhé:
- Cho bé dùng thuốc hạ sốt như Ibuprofen, Paracetamol theo đúng bác sĩ hướng dẫn để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Làm dịu lợi cho bé bằng cách cho ngậm ti giả mát, vòng cắn lạnh chuyên dụng hoặc một miếng trái cây mát.
- Đảm bảo bé được uống đủ nước, bú đủ cữ, ăn thức ăn mềm, nguội.
- Giữ vệ sinh vùng cằm, cổ bằng khăn sạch để tránh vi khuẩn.
- Giữ vệ sinh miệng và răng sữa mới mọc bằng gạc hoặc bàn chải nhỏ mềm.
- Tạo môi trường yên tĩnh, sử dụng tiếng ồn trắng để giúp trẻ ngủ ngon giấc.
- Mát xa nhẹ vùng lợi để bé đỡ khó chịu và đỡ đau.
- Theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên.
Việc hiểu rõ dấu hiệu trẻ sốt mọc răng sẽ giúp cha mẹ không hoang mang khi con có biểu hiện sốt, quấy khóc, chảy dãi nhiều… Đừng quá lo lắng nếu bé sốt nhẹ trong 1 – 3 ngày, miễn là bé vẫn ăn uống được và không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác. Hãy luôn theo dõi sát sao và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn khi có nghi ngờ. Nếu còn vướng mắc nào khác, hãy liên hệ với Nha khoa Bảo Mai qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 để được chuyên gia giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất!
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai