Lệch khớp cắn là như thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Lệch khớp cắn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ. Lệch khớp cắn dẫn tới các vấn đề như khó nhai, mòn răng và thậm chí là đau nhức cơ hàm. Vậy lệch khớp cắn là như thế nào, nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Nha Khoa Bảo Mai tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
 lệch khớp cắn là như thế nào?
Cùng Nha Khoa Bảo Mai tìm hiểu lệch khớp cắn là như thế nào?

Lệch khớp cắn là như thế nào?

Khớp cắn là sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới, răng trên và răng dưới, bao gồm cả sự cân đối về tỉ lệ và diện tích tiếp xúc giữa chúng khi ở trạng thái nghỉ ngơi hay trong quá trình ăn nhai. Thông thường, một khớp cắn được xem là chuẩn khi hàm răng có sự hài hòa, khớp cắn có sự cân đối.
Lệch khớp cắn là như thế nào? Đây là hiện tượng xảy ra khi răng của hàm trên và hàm dưới không khớp đúng với nhau hoặc khi hai hàm không cắn khít lại với nhau. Các răng trên cung hàm mọc không thẳng hàng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn làm cho việc ăn nhai và phát âm trở nên khó khăn.
Lệch khớp cắn là hiện tượng xảy ra khi hai hàm không cắn khít lại với nhau
Lệch khớp cắn là hiện tượng xảy ra khi hai hàm không cắn khít lại với nhau

Nguyên nhân dẫn tới lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố di truyền cho đến các thói quen hàng ngày. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới lệch khớp cắn:

Yếu tố di truyền

Nhiều trường hợp lệch khớp cắn là do di truyền. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có khớp cắn bất thường, khả năng cao bạn cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.

Chấn thương hoặc bệnh lý

Các chấn thương vùng miệng hoặc mắc các bệnh lý về khớp hàm cũng có thể gây lệch khớp cắn. Khi hàm bị tổn thương, các răng có thể dịch chuyển khỏi vị trí chuẩn, dẫn đến tình trạng cắn không đều.

Thói quen xấu từ nhỏ

Một số thói quen như mút ngón tay, sử dụng núm vú giả quá lâu hay cắn môi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm và răng, dẫn đến lệch khớp cắn khi trưởng thành.
Thói quen mút ngón tay từ nhỏ lâu ngày có thể là nguyên nhân dẫn tới lệch khớp cắn
Thói quen mút ngón tay từ nhỏ lâu ngày có thể là nguyên nhân dẫn tới lệch khớp cắn

Dấu hiệu lệch khớp cắn

Bạn đã biết lệch khớp cắn là như thế nào thông qua những phân tích ở trên. Bạn có thể nhận biết bị lệch khớp cắn hay không qua những dấu hiệu dưới đây:
  • Dễ nhận thấy sự lệch lạc giữa các răng, đặc biệt là khi khép hàm lại có sự chênh nhau.
  • Thường xuyên cắn phải bên trong má hoặc lưỡi khi ăn uống hoặc trò chuyện.
  • Cảm giác khó chịu, mỏi hàm khi nhai thức ăn.
  • Gặp khó khăn trong việc phát âm và nói chuyện, lời nói không rõ ràng.
  • Việc ngậm miệng và khép hai hàm gặp trở ngại, thậm chí thường có thói quen thở miệng.

Những loại sai lệch khớp cắn thường gặp

Có nhiều loại sai lệch khớp cắn khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là 5 loại sai lệch dưới đây:

Khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược, còn gọi là móm, là một dạng sai khớp cắn loại 3, trong đó hàm dưới phát triển quá mạnh, lấn át hàm trên khi cắn chặt răng. Tình trạng này gây lệch sự cân đối giữa các phần của khuôn mặt như trán, mũi, và cằm. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự phát triển không đồng đều của răng và xương hàm.
Khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược là một dạng sai lệch khớp cắn xảy ra khi hàm dưới che phủ hàm trên

Khớp cắn hở

Trong các dạng khớp cắn, khớp cắn hở là tình trạng đặc biệt khi răng cửa của hai hàm không chạm được vào nhau khi cắn chặt răng. Khoảng cách giữa hai hàm lớn đến mức có thể nhìn thấy lưỡi bên trong, ngay cả khi miệng đã đóng lại hoàn toàn.

Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu xảy ra khi răng hàm dưới hoàn toàn bị che khuất bởi răng hàm trên khi đóng chặt hàm. Khác với khớp cắn vẩu, trong trường hợp khớp cắn sâu, răng hàm dưới hầu như không chạm vào các răng hàm trên. Ở những trường hợp nặng, răng hàm dưới có thể tiếp xúc với nướu của răng hàm trên.

Khớp cắn đối đầu

Khớp cắn đối đầu, còn được gọi là khớp cắn đối đỉnh, là tình trạng khi các răng cửa của hàm trên tiếp xúc trực tiếp với các răng cửa của hàm dưới ngay cả khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ. Loại sai lệch khớp cắn này thường khó nhận diện và dễ bị nhầm lẫn với khớp cắn bình thường.

Khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo là một dạng sai lệch nghiêm trọng khiến sự tương quan giữa hai hàm bị phá vỡ. Biểu hiện đặc trưng của khớp cắn chéo là sự xô lệch và không đồng đều của các răng, làm mất đi sự cân đối tự nhiên giữa các hàm. Điểm đặc biệt của khớp cắn chéo là nó không luôn gây ra sự mất cân đối rõ rệt trên gương mặt. Vì vậy, khi nhìn từ trực diện, rất khó để nhận biết tình trạng khớp cắn chéo mà không có sự kiểm tra kỹ lưỡng.

Khớp cắn chéo là sự mất cân đối giữa hai hàm

Ảnh hưởng của lệch khớp cắn tới sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ khuôn mặt

Như đã phân tích ở trên về lệch khớp cắn là như thế nào, nó là sự lệch lạc giữa hai hàm cũng như các răng ở hàm trên và hàm dưới. Lệch khớp cắn không chỉ gây ra sự mất thẩm mỹ mà còn có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Khó khăn trong ăn nhai

Một trong những tác hại dễ nhận thấy nhất của lệch khớp cắn là khó khăn trong việc ăn nhai. Khi các răng không khớp đều, thức ăn không được nghiền nhỏ hiệu quả, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Mòn răng và viêm nướu

Khi lệch khớp cắn, các răng sẽ phải chịu áp lực không đều, dễ dẫn đến mòn răng và viêm nướu. Điều này có thể gây ra đau nhức và làm suy giảm chức năng của răng.

Đau cơ hàm và đau đầu

Lệch khớp cắn gây ra áp lực lên cơ hàm, dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí là đau đầu. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây viêm khớp hàm hoặc các vấn đề liên quan đến dây thần kinh.

Ảnh hưởng tới thẩm khuôn mặt và tâm lý

Người gặp vấn đề về sai lệch khớp cắn thường cảm thấy tự ti, e ngại về vẻ bề ngoài của mình, dẫn đến việc ít giao tiếp với người xung quanh, làm ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và công việc hàng ngày.
Lệch khớp cắn gây xô lệch hàm răng ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ răng và cả khuôn mặt
Lệch khớp cắn gây xô lệch hàm răng ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ răng và cả khuôn mặt

Phương pháp điều trị lệch khớp cắn

Tùy thuộc vào mức độ lệch và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị lệch khớp cắn phù hợp nhất. Một số phương pháp điều trị lệch khớp cắn có thể được sử dụng:

Sử dụng khí cụ hỗ trợ

Một số bệnh nhân có thể sử dụng các khí cụ hỗ trợ như máng chỉnh nha hoặc miếng nâng khớp để giúp điều chỉnh khớp cắn. Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp lệch nhẹ.

Chỉnh nha (niềng răng)

Chỉnh nha là phương pháp phổ biến nhất trong việc điều trị lệch khớp cắn. Bằng cách sử dụng mắc cài hoặc khay trong suốt, răng sẽ được điều chỉnh về vị trí đúng, giúp khớp cắn cân đối hơn. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp nhẹ đến trung bình.
Niềng răng
Niềng răng là phương pháp hữu hiệu giúp nắn chỉnh răng và điều trị lệch khớp cắn

Phẫu thuật chỉnh hàm

Đối với những trường hợp lệch khớp cắn nghiêm trọng, khi răng không thể điều chỉnh bằng cách niềng thì phẫu thuật chỉnh hàm là giải pháp hiệu quả. Phẫu thuật giúp tái cấu trúc lại xương hàm, đảm bảo khớp cắn chuẩn xác.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc lệch khớp cắn là như thế nào. Đồng thời bổ sung thêm một số thông tin cần biết về lệch khớp cắn. Lệch khớp cắn là một vấn đề không nên xem nhẹ. Bởi vì nó không những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn đến thẩm mỹ khuôn mặt. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng toàn diện và nụ cười tự tin, liên hệ ngay với Nha Khoa Bảo Mai qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc đến trực tiếp phòng khám tại số 97 Văn Cao, P. Đồng Quang, TP. Thái Nguyên để được tư vấn chi tiết về các phương pháp điều trị lệch khớp cắn.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *