[GIẢI ĐÁP] Mất răng lâu năm có trồng Implant được không?

Mất răng lâu năm khiến nhiều người lo lắng về việc phục hồi răng. Implant là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay nhưng liệu mất răng lâu năm có trồng Implant được không? Hãy cùng khám phá câu trả lời và những điều cần biết khi muốn trồng Implant sau thời gian dài mất răng dưới bài viết này của Nha Khoa Bảo Mai nhé.

Mất răng lâu năm có trồng Implant được không
Mất răng lâu năm vẫn có thể trồng răng Implant nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn

Tác hại của việc mất răng lâu năm

Trước khi giải đáp băn khoăn mất răng lâu năm có trồng Implant được không thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hậu quả của việc mất răng lâu năm nhé.

Mất răng lâu năm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng và toàn cơ thể.

  • Tiêu xương hàm: Tiêu xương hàm là quá trình tự nhiên sau khi mất răng. Mất răng khiến cho xương hàm không còn được kích thích cơ học bởi áp lực từ hoạt động nhai cắn.
  • Biến dạng khuôn mặt: Khi xương hàm bị tiêu biến, cấu trúc khuôn mặt có thể bị thay đổi. Hàm sẽ bị lõm xuống, khuôn mặt già đi nhanh chóng.
  • Khó khăn trong việc ăn nhai: Không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tiêu xương hàm còn làm giảm khả năng ăn nhai, ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa.
  • Rối loạn khớp cắn: Thiếu răng làm thay đổi sự phân bố lực nhai, gây ra rối loạn khớp cắn. Tình trạng này có thể dẫn đến đau hàm, đau đầu và ảnh hưởng đến chức năng nhai.
  • Ảnh hưởng tâm lý và sự tự tin: Mất răng gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ xã hội.
Mất răng lâu năm gây tiêu xương hàm
Mất răng lâu năm gây tiêu xương hàm và làm mất thẩm mỹ khuôn mặt

Mất răng lâu năm có trồng Implant được không?

Trồng răng Implant là phương pháp được nhiều người ưa chuộng hiện nay bởi khả năng thay thế răng đã mất mà không ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc liệu mất răng lâu năm có trồng Implant được không.

Theo các bác sĩ, khi bạn mất răng trong thời gian dài, phần xương hàm tại vị trí răng mất sẽ có nguy cơ bị tiêu biến làm cho vùng xương không đủ độ dày để đặt trụ Implant. Tuy vậy không có nghĩa là mất răng lâu năm không thể trồng Implant nhưng điều này sẽ đòi hỏi quá trình điều trị phức tạp hơn.

Sau khi mất răng, phần xương hàm không còn được kích thích do không có chân răng tự nhiên, dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm. Điều này khiến việc đặt trụ Implant gặp khó khăn. Nếu mất răng quá lâu và xương hàm bị tiêu biến, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp hỗ trợ như ghép xương trước khi trồng Implant. Như vậy, mất răng lâu năm vẫn có thể cấy ghép Implant. Để đảm bảo an toàn cũng như mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín, bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và tư vấn phương án tốt nhất cho bạn.

Mất răng lâu năm vẫn có thể trồng Implant
Mất răng lâu năm vẫn có thể trồng Implant

Lợi ích của việc trồng Implant sau khi mất răng lâu năm

Trồng răng Implant là giải pháp phục hồi răng toàn diện và lâu bền nhất hiện nay. Với câu hỏi mất răng lâu năm có trồng Implant được không thì bạn không cần lo lắng. Dù bạn mất răng lâu năm, với các phương pháp hỗ trợ như ghép xương hiện đại như ngày nay, bạn vẫn có thể trồng răng Implant và tận hưởng những lợi ích vượt trội.

Khôi phục khả năng ăn nhai

Răng Implant được cấy ghép chắc chắn vào xương hàm, mang lại khả năng ăn nhai gần như răng thật. Điều này giúp bạn thoải mái ăn uống mà không lo lắng về vấn đề răng giả lỏng lẻo.

Thẩm mỹ tự nhiên

Với công nghệ hiện đại, răng Implant có hình dáng và màu sắc tương tự răng thật. Khi hoàn thành, người ngoài khó có thể phân biệt được răng thật và răng Implant, mang lại nụ cười tự tin cho người sử dụng.

Ngăn ngừa tiêu xương hàm

Một trong những lợi ích lớn của trồng Implant là giúp ngăn chặn quá trình tiêu xương hàm. Khi trụ Implant được cấy vào xương, nó sẽ tạo ra áp lực tương tự như chân răng tự nhiên, kích thích sự phát triển của xương và ngăn ngừa sự mất mát thêm của xương hàm.

Trồng răng Implant trả lại chức năng ăn nhai hoàn hảo và cải thiện thẩm mỹ gương mặt
Trồng răng Implant trả lại chức năng ăn nhai hoàn hảo và cải thiện thẩm mỹ gương mặt

Quy trình trồng răng Implant chuẩn Y khoa

Quá trình trồng răng Implant theo quy trình chuẩn Y khoa thường diễn ra với các bước sau:
Khám và chụp X-quang: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng xương hàm và sức khỏe tổng quát trước khi quyết định liệu có thể trồng Implant hay không.

  • Lập kế hoạch điều trị: Dựa trên tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lên kế hoạch cụ thể bao gồm ghép xương nếu cần thiết.
  • Cấy ghép trụ Implant: Sau khi ghép xương thành công, trụ Implant sẽ được cấy ghép vào vị trí xương hàm.
  • Gắn mão răng: Sau khi trụ Implant tích hợp với xương hàm, mão răng giả sẽ được gắn lên, hoàn tất quy trình.
  • Tái khám định kỳ: Khách hàng cần tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

Trồng răng Implant giá bao nhiêu?

Trồng răng Implant là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp giữa tay nghề bác sĩ, công nghệ tiên tiến và vật liệu chất lượng. Bạn có thể tham khảo bảng giá trồng răng Implant tại Thái Nguyên của phòng khám Nha Khoa Bảo Mai dưới đây:

  • Trụ Osstem (Hàn Quốc): 7.000.000 đồng
  • Trụ Biotem (Hàn Quốc): 14.000.000 đồng
  • Trụ Hiossen (Mỹ): 18.000.000 đồng
  • Trụ Tekka (Pháp): 23.000.000 đồng
  • Trụ Straumann (Thụy Sĩ) – Trụ Implant số 1 thế giới: 28.000.000 đồng
Bảng giá tham khảo
Chi phí trồng Implant tham khảo

*Chi phí trên đây chưa bao gồm mão răng sứ và chỉ mang tính chất tham khảo. Mời Quý khách hàng đến trực tiếp phòng khám nha khoa Bảo Mai tại số 97 Văn Cao, P. Đồng Quang TP. Thái Nguyên để bác sĩ thăm khám, tư vấn cụ thể và nhận báo giá chính xác.

Vừa rồi là giải đáp chi tiết cho câu hỏi mất răng lâu năm có trồng Implant được không. Mất răng lâu năm không còn là trở ngại quá lớn trong việc phục hồi răng. Với phương pháp trồng răng Implant hiện đại và các kỹ thuật hỗ trợ như ghép xương, bạn hoàn toàn có thể sở hữu lại hàm răng chắc khỏe, thẩm mỹ và tự tin. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai ngay hôm nay để được tư vấn và thăm khám miễn phí.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *