Không ít người băn khoăn về biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới và đặt ra câu hỏi có nên nhổ răng khôn hàm dưới không? Nhổ răng số 8 hàm dưới có đau không, có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề trên, các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.
Có nên nhổ răng khôn hàm dưới không?
Biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới có nguy hiểm không? Có nên nhổ răng khôn hàm dưới không? Tùy thuộc vào tình trạng của răng, sức khỏe toàn diện của từng người để xác định răng khôn hàm dưới nào nên nhổ hay không. Vì vậy bạn nên đến trực tiếp các chuyên khoa Răng hàm mặt hoặc phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, chụp X-Quang kiểm tra và nhổ răng đảm bảo an toàn.
Trường hợp chỉ định nhổ răng số 8 hàm dưới
Răng khôn bất thường dù là hàm trên hay hàm dưới nếu không được xử lý kịp thời thì đều có nguy cơ gây ra biến chứng. Một vài biến chứng của răng khôn bất thường có thể kể đến như viêm nướu trùm, sâu răng số 7 bên cạnh, u nang thân răng… Vì thế để phòng tránh biến chứng nguy hiểm từ răng khôn gây ra thì bác sĩ thường khuyên người bệnh nhổ bỏ. Dưới đây là một vài trường hợp răng 8 hàm dưới mà bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ:
- Sâu răng số 8.
- Viêm nướu, viêm nha chu.
- Mọc lệch, mọc ngang gây khó khăn cho việc làm sạch hoặc gây tổn thương cho răng bên cạnh.
- Mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức dai dẳng.
- Mọc thẳng, phát triển bình thường nhưng không có răng đối diện hoặc có hình dạng bất thường dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm hoặc sâu răng trong tương lai.
- U nang gần răng khôn.
Trường hợp không nên nhổ răng số 8 hàm dưới
Không phải răng khôn nào cũng cần nhổ bỏ dù là mọc ở hàm trên hay hàm dưới. Trường hợp răng số 8 hàm dưới mọc bình thường, kích thước bình thường và có thể vệ sinh sạch sẽ hàng ngày thì không cần thiết nhổ boe. Ngoài ra, bạn không nên nhổ răng khôn hàm dưới nếu thuộc một số trường hợp dưới đây:
- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu không nên nhổ răng khôn vì khi này cơ thể đang rất nhạy cảm. Một số biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới có thể xảy ra khi nhổ răng khôn khi mang thai đó là tác dụng phụ của thuốc tê, tác dụng phụ của tia X, nhiễm trùng huyết… Vì vậy, việc nhổ răng số 8 ở phụ nữ mang thai là rất hạn chế, ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt: Để hạn chế mất máu, mệt mỏi thì phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng khôn hàm dưới.
- Người mắc bệnh rối loạn đông máu: Có thể chảy máu nhiều sau nhổ răng số 8 hàm dưới.
- Người bệnh cường giáp: Người bệnh dễ có nguy cơ khủng hoảng tuyến giáp, sốt cao hoặc nguy hiểm hơn là suy tim trong quá trình nhổ răng số 8 hàm dưới.
- Người bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao và khó kiểm soát dễ mắc bệnh nha chu hơn so với người bình thường. Ngoài ra, khả năng miễn dịch kém và nhiễm trùng khó kiểm soát nên người bệnh tiểu đường không nên nhổ răng số 8 hàm dưới.
Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không?
Hiện nay với công nghệ siêu âm Piezotome, nhổ răng nói chung hay nhổ răng khôn hàm dưới nói riêng đều được nhiều người đánh giá là khá dễ chịu, thoải mái, ít đau đớn. Với máy Piezotome hiện đại, nhổ răng khôn hàm dưới diễn ra khá nhanh chóng, chỉ 15 – 30 phút. Trường hợp răng mọc khó nhổ hơn thì cũng chỉ khoảng 30 – 45 phút. Hơn nữa, nhờ công nghệ này vết thương sau tiểu phẫu phục hồi nhanh hơn, cảm giác sưng đau nhẹ nhàng, không đáng kể.
Biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới
Thực tế, nhổ răng khôn hàm dưới là tiểu phẫu an toàn, không gây biến chứng nguy hiểm nếu được thực hiện đúng quy trình bởi bác sĩ giỏi chuyên môn, tay nghề cao, kỹ thuật khéo léo. Đồng thời sự hỗ trợ của máy móc hiện đại cũng sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng. Ngược lại nếu không đảm bảo các tiêu chí trên thì vẫn tiềm ẩn một số biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới như:
Biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới – Chảy máu kéo dài
Sau khi nhổ răng khôn chảy máu khoảng 30 – 60 phút là bình thường. Nhưng nếu chảy máu tươi kéo dài không ngừng trong nhiều giờ thì có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, mất máu và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Chảy máu kéo dài sau nhổ răng khôn hàm dưới có thể do một số nguyên nhân như sau:
- Thao tác nhổ răng không khéo léo dẫn tới tổn thương các tổ chức mô xung quanh răng.
- Bác sĩ để sót lại tổ chức hạt của chóp chân răng trong khi thực hiện tiểu phẫu.
- Mạch máu lớn bị đứt trong quá trình nhổ răng.
Nhiễm trùng
Tiểu phẫu nhổ bỏ răng số 8 ít nhiều tác động tới nướu và xương hàm gây nên cảm giác đau và sưng tấy. Thế những tình trạng này có thể diễn biến bất thường dẫn tới nhiễm trùng với dấu hiệu điển hình là đau nhức kéo dài, sưng nướu, ổ mủ có máu, sốt cao… Nguyên nhân dẫn tới biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới này có thể kể tới như:
- Dụng cụ, thiết bị, phòng tiểu phẫu không đảm bảo vô trùng vô khuẩn.
- Vệ sinh sau khi nhổ răng không đúng cách.
- Răng nằm ở vị trí quá sâu, khó nhổ làm cho việc rạch nướu sâu tạo nhiều lỗ trống cho vi khuẩn sinh sôi.
- Hút thuốc lá sau khi nhổ răng.
Tổn thương dây thần kinh
Vị trí mọc của răng số 8 hàm dưới có sự khác biệt so với răng khác. Chúng mọc trong cùng của hàm, gần dây thần kinh hàm dưới… Vì vậy quá trình nhổ bỏ gây ra nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt là răng số 8 mọc lệch, mọc ngang, mọc ngầm ở hàm dưới. Nếu bác sĩ nhổ răng thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn chưa cao, kỹ thuật không khéo thì rất có thể tác động đến dây thần kinh dưới răng. Từ đó gây ra cảm giác tê ở lưỡi, cằm, nướu, đau nhức kéo dài khiến người bệnh ăn uống và giao tiếp khó khăn.
Biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới – Gãy xương hàm dưới
Một trong những biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới có thể xảy ra đó là gãy xương hàm dưới. Tình trạng này chủ yếu do bác sĩ thực hiện với lực quá mạnh làm xương hàm dưới bị vỡ. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, chảy máu kéo dài, sưng tấy ở vết nhổ răng khôn hàm dưới.
Nhổ răng khôn hàm dưới an toàn, không đau bằng máy Piezotome tại Nha Khoa Bảo Mai
Hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa cung cấp dịch vụ nhổ răng khôn khiến bạn khó lòng lựa chọn được nơi đáng tin cậy. Nha Khoa Bảo Mai là một trong những phòng khám nha khoa tại Thái Nguyên chất lượng cao với hơn 14 năm hoạt động tại thành phố Thái Nguyên. Tại đây, chúng tôi sử dụng máy siêu âm Piezotome nhổ răng không đau, máy chụp X-Quang 3D Conebeam hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán một cách tối ưu nhất.
- Đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, chuyên môn giỏi, tay nghề kỹ thuật cao, kinh nghiệm nhiều năm và đã thực hiện nhổ răng khôn thành công từ dễ đến khó.
- Nhổ răng trong phòng tiểu phẫu chuyên biệt, vô trùng vô khuẩn.
- Trang thiết bị, dụng cụ được khử khuẩn theo hệ thống Mocom chuẩn châu Âu.
- Hệ thống gây tê có kiểm soát mang lại cảm giác êm ái, không đau, ổn định tâm lý giúp quá trình nhổ răng nhẹ nhàng.
- Rút ngắn thời gian nhổ răng, thời gian phục hồi nhanh.
Như vậy, bài viết trên đây đã thông tin đến bạn về những biến chứng nhổ răng khôn hàm dưới có thể xảy ra nếu như bạn lựa chọn cơ sở nha khoa không đáng tin cậy. Đồng thời là giải đáp cho những thắc mắc về nhổ răng khôn hàm dưới. Hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn và đừng quên lựa chọn cơ sở nha khoa được nhiều người tin tưởng với đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại như Nha Khoa Bảo Mai để hành trình loại bỏ răng khôn được an toàn nhất nhé.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai