4 nhược điểm của dán răng sứ bạn cần biết trước khi quyết định

Dán răng sứ đã trở thành một trong những phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến nhất hiện nay. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng nó cũng tồn tại một số hạn chế cần cân nhắc. Hãy cùng tìm hiểu những nhược điểm của dán răng sứ trong bài viết này để đưa ra quyết định phù hợp nhất cho nụ cười của bạn.

4 nhược điểm của dán răng sứ bạn cần biết trước khi quyết định
Dán răng sứ mài răng tối thiểu thẩm mỹ tối ưu đang trở thành xu hướng thẩm mỹ nha khoa

Giới thiệu về dán răng sứ

Trước khi đi sâu vào nhược điểm của dán răng sứ, chúng ta cần hiểu rõ về phương pháp này và tại sao nó lại trở nên thịnh hành. Dán răng sứ, hay còn gọi là dán sứ Veneer, là kỹ thuật sử dụng một lớp sứ mỏng khoảng 0.3 – 05mm có màu sắc và hình thể tương tự răng thật để dán lên bề mặt răng, giúp cải thiện thẩm mỹ và che đi các khuyết điểm như răng ố vàng, răng thưa hoặc mẻ. Với ưu điểm nổi bật là mang lại hàm răng trắng sáng, đều đẹp tự nhiên mà không cần mài quá nhiều răng, phương pháp này đã chiếm được lòng tin của rất nhiều tín đồ làm đẹp.

Nhược điểm của dán răng sứ

Dù có tính thẩm mỹ cao, tỷ lệ mài răng cực ít nhưng dán răng sứ Veneer vẫn tồn tại những mặt hạn chế đáng lưu ý mà không phải ai cũng biết. Cụ thể, dưới đây là một số nhược điểm của dán răng sứ:

Chi phi tương đối cao

Đầu tiên phải kể đến vấn đề chi phí – một yếu tố quan trọng khi quyết định thực hiện phương pháp này. Dán răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa có mức giá tương đối cao và đây chính là một trong những nhược điểm của dán răng sứ. Giá mỗi miếng dán sứ dao động từ 5.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng tùy vào loại sứ sử dụng và chất lượng. Vì thế mà đây trở thành lựa chọn xa xỉ đối với nhiều người.

Nhược điểm của dán răng sứ
Chi phí dán răng sứ tương đối cao là điều mà nhiều người đắn đo

Quy trình phức tạp

Quá trình dán sứ đòi hỏi chuyên môn cao, kinh nghiệm giàu có và tay nghề kỹ thuật khéo léo từ bác sĩ. Bên cạnh đó, phải tuân thủ quy trình dán sứ chuẩn xác, bác sĩ cần tỉ mỉ trong từng bước thực hiện để đảm bảo kết quả miếng sứ sát khít vào răng, thẩm mỹ và độ bền cao. Chỉ sai lệch nhỏ cũng có thể khiến miếng sứ không khít, lệch khớp cắn, mất thẩm mỹ hoặc rơi ra ngoài sau một thời gian ngắn.

Không phù hợp với mọi trường hợp khiếm khuyết của răng

Không phải ai cũng có thể áp dụng dán răng sứ để cải thiện hàm răng và nụ cười của mình. Dán răng sứ Veneer chỉ phù hợp với những trường hợp răng có khuyết điểm nhẹ như thưa nhẹ, ố vàng hoặc mẻ nhỏ. Những người có tình trạng răng hô, móm, lệch lạc nặng hoặc nhiễm màu nặng sẽ không thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong những trường hợp này, các phương pháp khác như niềng răng hoặc bọc răng sứ sẽ là lựa chọn lý tưởng hơn.

Đòi hỏi chuyên môn và tay nghề kỹ thuật khéo léo của bác sĩ

Như đã đề cập ở trên, dán sứ Veneer đòi hỏi chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ thuật cao từ bác sĩ để đảm bảo miếng sứ được dán vừa khít, chuẩn khớp cắn, thẩm mỹ và độ bền cao. Đây là nhược điểm của dán răng sứ nhưng cũng là ưu điểm. Bởi tính chuẩn xác, tỉ mỉ, tay nghề của bác sĩ sẽ đảm bảo kết quả như mong đợi. Tuy rằng quy trình phức tạp, mất thời gian nhưng đổi lại bạn sẽ nhận được hàm răng trắng sáng, đều đẹp một cách an toàn và lâu bền.

Dán răng sứ đòi hỏi tay nghề, chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ để đảm bảo thẩm mỹ và độ bền

Những lưu ý chăm sóc sau khi dán sứ

Để miếng dán sứ duy trì độ bền và vẻ đẹp tự nhiên, bạn cần tuân thủ các lưu ý chăm sóc đặc biệt sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng: Sử dụng bàn chải lông mềm đánh răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày. Kết hợp sử dụng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch kẽ răng và loại bỏ mảng bám.
  • Tránh các thói quen gây hại cho răng sứ: Tuyệt đối không dùng răng để mở nắp chai, cắn đá, hoặc nhai các vật cứng.
  • Chế độ ăn lành mạnh: Nên ăn thực phẩm mềm trong những ngày đầu sau khi dán sứ để miếng dán ổn định vững chắc. Tránh uống nhiều cà phê, trà, rượu vang đỏ, hoặc hút thuốc để giữ miếng sứ luôn sáng bóng. Tránh tiêu thụ thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh bởi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng đến độ bám của miếng sứ.
  • Thăm khám định kỳ: Đến nha khoa theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng miếng dán sứ, đảm bảo không có dấu hiệu nứt, vỡ hoặc lệch vị trí. Ngoài ra, hãy nhớ đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để giữ vệ sinh răng miệng và duy trì sức khỏe nướu.
  • Sử dụng máng bảo vệ: Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ, hãy sử dụng máng bảo vệ để tránh làm nứt miếng dán.
Thăm khám nha khoa theo lịch hẹn và định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra miếng sứ đồng thời lấy cao răng bảo vệ răng miệng

Dán răng sứ giúp bạn sở hữu nụ cười tự tin và tỏa sáng. Khi lựa chọn phương pháp này, bạn cần tìm hiểu kỹ ưu, nhược điểm của dán răng sứ. Bên cạnh đó, bạn hãy đến cơ sở nha khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để được thăm khám, tư vấn tận tình và đảm bảo kết quả dán sứ như mong đợi.

Nếu bạn đang phân vân về việc có nên dán răng sứ hay không, hãy để Nha Khoa Bảo Mai giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn nụ cười hoàn hảo nhất. Liên hệ ngay qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc inbox fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn miễn phí!

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *