Tủy răng là gì? Khám phá “trái tim” của chiếc răng bạn

Tủy răng được xem là “trái tim” của chiếc răng, nơi cung cấp sinh lực để chiếc răng duy trì sự khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ tủy răng là gì và tầm quan trọng cũng như nguy cơ khi tủy răng bị tổn thương. Hãy cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Bảo Mai nhé.

Tủy răng là gì
Tủy răng được ví như “trái tim” của chiếc răng

Tủy răng là gì?

Tủy răng là gì? Cấu tạo của răng gồm 3 phần đó là men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, tủy răng là phần lõi bên trong chiếc răng, chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết. Tủy răng là môi trường khép kín và vô khuẩn. Tủy răng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng và duy trì sự sống của răng. Nói cách khác, tủy răng chính là bộ phận giúp răng tồn tại.

Bên cạnh đó, tủy răng không chỉ là bộ phận cung cấp dinh dưỡng cho răng mà còn giúp răng nhận biết được các tác nhân như áp lực, cảm nhận nhiệt độ nóng/lạnh và đau nhức khi răng có tổn thương. Vì vậy, khi tủy răng bị tổn thương, chiếc răng đó có nguy cơ bị suy yếu hoặc mất đi vĩnh viễn.

Vai trò quan trọng của tủy răng

Sau khi biết tủy răng là gì, bạn cũng cần biết vai trò quan trọng của tủy răng để biết cách bảo vệ chúng. Như đã đề cập ở trên, tủy răng được ví như “trái tim” của chiếc răng với vai trò nuôi dưỡng và giúp răng tồn tại. Dưới đây là tầm quan trọng của tủy răng:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng: Tủy răng chứa các mạch máu cung cấp dinh dưỡng và oxy, giúp răng phát triển và duy trì sự khỏe mạnh.
  • Duy trì cấu trúc răng: Trong giai đoạn phát triển, tủy răng hỗ trợ hình thành và hoàn thiện cấu trúc răng, đặc biệt ở trẻ em.
  • Tạo cảm giác: Nhờ các dây thần kinh trong tủy răng, răng có thể cảm nhận được áp lực, nhiệt độ và đau nhức. Điều này giúp chúng ta nhận biết và phản ứng kịp thời khi có vấn đề xảy ra.
  • Tự vệ trước những tổn thương: Tủy răng kích hoạt quá trình sửa chữa tự nhiên khi lớp ngà răng bị tổn thương, bảo vệ răng khỏi những tổn hại lớn hơn. Hơn nữa, tế bào miễn dịch trong tủy răng có khả năng phát hiện và vi trùng xâm nhập.
  • Giữ ẩm: Mạch máu trong tủy răng có tác dụng giữ ẩm cho răng, làm giảm độ giòn và bảo vệ răng.
Tủy răng cung cấp dưỡng chất giúp răng tồn tại và khỏe mạnh

Các bệnh lý tủy răng thường gặp nhất

Tủy răng nằm ở sâu bên trong của răng nhưng nó không phải là bất khả xâm phạm. Tủy răng rất dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số bệnh lý tủy răng phổ biến:

Viêm tủy có hồi phục

Viêm tủy răng có hồi phục là một dạng tổn thương nhẹ ở tủy răng, thường xảy ra do sâu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh lý này thường không có triệu chứng rõ ràng. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy răng nhạy cảm với các kích thích như nhiệt độ nóng, lạnh hoặc khi ăn đồ chua, gây cảm giác ê buốt thoáng qua. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường biến mất ngay sau khi kích thích ngừng lại.

Trên thực tế, viêm tủy răng có hồi phục hiếm khi được phát hiện vì các biểu hiện nhẹ dễ bị bỏ qua. Phần lớn người bệnh chỉ đến nha sĩ khi tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng, lúc này viêm tủy thường đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Viêm tủy không hồi phục

Viêm tủy răng không hồi phục được chia thành hai dạng: có đau và không đau. Với dạng có đau, người bệnh thường gặp các triệu chứng điển hình như:

  • Đau tự phát, không cần kích thích
  • Cơn đau lan rộng, có thể ảnh hưởng đến một bên mặt hoặc nửa đầu cùng bên.
  • Đau thành vùng, khó xác định chính xác vị trí răng bị ảnh hưởng.
  • Cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến hàng giờ.

Dạng không đau của viêm tủy răng không hồi phục thường được phát hiện qua thăm khám lâm sàng. Thể hiện ở việc quan sát thấy răng hở tủy có hiện tượng lốm đốm vàng, có lỗ sâu răng hoặc khối màu đỏ sẫm.

Tủy răng là gì
Viêm tủy răng thường xảy ra khi sâu răng lâu ngày không được điều trị kịp thời

Viêm tủy cấp

Viêm tủy cấp có những triệu chứng rõ rệt như sau:

  • Đau tự phát, thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài.
  • Cơn đau xuất hiện khi thức ăn mắc kẹt trong lỗ sâu hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Cảm giác đau có thể âm ỉ liên tục hoặc đau nhói từng cơn.

Sau khi cơn đau chấm dứt, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, nếu viêm tủy cấp có mủ, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với các triệu chứng như:

  • Cảm giác như tiếng trống vang trong tai.
  • Đau giật mạnh.
  • Răng đau cảm giác nhô cao hơn bình thường và có dấu hiệu lung lay nhẹ.

Viêm tủy mạn tính

Bệnh viêm tủy răng mạn tính thường xuất hiện ở nhóm người trẻ tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do các kích thích tác động liên tục, với mức độ nhẹ nhưng đủ để ảnh hưởng đến mô tủy có nhiều mạch máu. Đau do viêm tủy răng mạn tính thường kéo dài trong nhiều giờ, mang tính chất đau âm ỉ, tự phát và theo từng cơn, với thời gian giữa các cơn đau rất ngắn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh nhân không gặp phải triệu chứng rõ rệt, chỉ cảm thấy đau nhẹ khi nhai thức ăn. Khi thăm khám, bác sĩ có thể nhận thấy sự xuất hiện của nốt đỏ ở giữa chân răng, dấu hiệu đặc trưng của viêm tủy mạn tính.

Hoại tử tủy răng

Hoại tử tủy răng là tình trạng tủy răng bị tổn thương nghiêm trọng hoặc chết. Khi bị nhiễm trùng hoặc tổn thương nặng do sâu răng, chấn thương hoặc viêm nhiễm kéo dài, các tế bào tủy không còn khả năng phục hồi và bắt đầu hoại tử. Các triệu chứng của hoại tử tủy răng thường bao gồm đau nhức nghiêm trọng, đặc biệt là khi có sự thay đổi nhiệt độ hoặc áp lực lên răng, hoặc đau âm ỉ kéo dài.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể không cảm thấy đau nhưng có thể nhận thấy sự thay đổi về màu sắc của răng (răng có thể bị tối màu). Nếu không điều trị kịp thời, hoại tử tủy có thể dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí áp xe hoặc mất răng.

Hoại tử tủy răng là một trong những bệnh lý tủy răng thường gặp là tình trạng tủy răng bị tổn thương nghiêm trọng hoặc chết

Bảo vệ tủy răng như thế nào?

Tủy răng là gì? Tủy răng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cho răng. Bởi vậy, bạn cần biết cách bảo vệ chúng. Việc bảo vệ tủy răng đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc răng miệng đúng cách. Điều này giúp duy trì sự khỏe mạnh cho răng và hạn chế nguy cơ tổn thương.

Đánh răng đúng cách

  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây sâu răng.
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng.
  • Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để giảm nguy cơ vi khuẩn xâm nhập.

Tránh các thói quen gây hại

  • Hạn chế ăn các thực phẩm quá cứng, dẻo hoặc quá ngọt vì chúng có thể làm hỏng men răng hoặc gây ra sâu răng.
  • Tránh cắn vật cứng như bút, móng tay hoặc các vật dụng khác.
  • Không hút thuốc vì thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm nướu và sâu răng, có thể ảnh hưởng đến tủy.

Phòng ngừa sâu răng

Một số biện pháp giúp phòng ngừa sâu răng có thể kể đến như sealant trám bít hố rãnh, bôi vecni fluor hoặc bọc răng để bảo vệ các răng dễ bị tổn thương.

Khám răng định kỳ

Thăm khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện và xử lý sớm các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm tủy… Ngoài ra, khi khám răng định kỳ, bác sĩ sẽ vệ sinh răng chuyên sâu, loại bỏ cao răng mảng bám giúp ngăn ngừa bệnh răng miệng.

Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để bác sĩ vệ sinh răng chuyên sâu đồng thời tầm soát bệnh lý tủy răng

Tủy răng dù nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sức khỏe và chức năng của răng. Việc hiểu rõ tủy răng là gì và tầm quan trọng của nó sẽ giúp bạn bảo vệ răng hiệu quả hơn. Mong rằng bài viết trên đây mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tủy răng, đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Liên hệ với chúng tôi hotline 083 585 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn chi tiết.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *