Trẻ bị sâu răng sữa có nên nhổ hay xử lý ra sao?

Sâu răng sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, gây không ít lo lắng cho cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh đặt ra câu hỏi rằng trẻ bị sâu răng sữa có nên nhổ hay xử lý ra sao? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Bảo Mai sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho con yêu.

Trẻ bị sâu răng sữa có nên nhổ không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh
Trẻ bị sâu răng sữa có nên nhổ không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh

Nguyên nhân khiến răng sữa của trẻ bị sâu

Trước khi đi sâu vào giải đáp thắc mắc trẻ bị sâu răng sữa có nên nhổ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân khiến nhiều trẻ bị sâu răng sữa.
Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển “vàng” của trẻ. Chúng hỗ trợ nhai nghiền thức ăn, đặc biệt sau khi trẻ bước vào giai đoạn từ 6 tháng tuổi. Khi này trẻ bắt đầu thử các loại thực phẩm cứng và khó tiêu hơn. Một hàm răng khỏe mạnh giúp trẻ nhai kỹ, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện.

Nhiều cha mẹ vẫn xem nhẹ vấn đề sâu răng sữa, dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Hiểu rõ nguyên nhân giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ răng sữa cho con. Theo đó, có những nguyên nhân chính sau:

  • Chế độ ăn uống nhiều đường: Thói quen ăn bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây ra sâu răng.
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trẻ nhỏ thường chưa biết cách tự vệ sinh răng miệng, làm tăng nguy cơ sâu răng.
  • Di truyền và yếu tố sinh lý: Một số trẻ có men răng yếu, dễ bị sâu hơn so với bình thường.
Ăn nhiều bánh kẹo ngọt mà không vệ sinh răng kỹ càng là nguyên nhân chính gây sâu răng sữa

Trẻ bị sâu răng sữa có nên nhổ?

Trẻ bị sâu răng sữa có nên nhổ là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Theo các bác sĩ nha khoa, răng sữa bị sâu có nên nhổ hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chỉ định nhổ răng sữa trong một số trường hợp dưới đây:

  • Răng sữa bị sâu nghiêm trọng, không thể phục hồi.
  • Răng sữa lung lay nhưng không tự rụng.
  • Răng sữa bị viêm tủy không thể điều trị nội nha và giữ lại.
  • Răng sữa bị nhiễm trùng chóp răng.

Việc chủ động nhổ răng sữa không đơn giản như nhiều người nghĩ, cần sự đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ nha khoa. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám răng định kỳ để bác sĩ thăm khám, kiểm tra và xử lý kịp thời nếu trẻ có răng sữa bị sâu.

Trẻ bị sâu răng sữa có nên nhổ
Răng sữa của trẻ khi sâu quá nặng không thể phục hồi thì có thể sẽ phải chủ động nhổ sớm

Một số giải pháp điều trị sâu răng sữa ở trẻ

Tùy thuộc vào mức độ sâu răng, tình trạng sức khỏe của trẻ mà sẽ có những phương án điều trị sâu răng sữa phù hợp.

  • Sâu răng sữa mới chớm giai đoạn đầu: Có thể sử dụng thuốc trị sâu răng dành riêng cho trẻ nhỏ để bôi vào chỗ sâu để sát khuẩn và giảm đau.
  • Sâu răng sữa nặng ảnh hưởng tới tủy răng: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần sâu răng và hàn lỗ sâu để khôi phục tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai cho răng.

Chăm sóc răng miệng phòng ngừa sâu răng sữa ở trẻ

Để hạn chế tối đa tình trạng sâu răng, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ.

Giám sát và khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày

Điều đầu tiên và quan trọng nhất để ngăn ngừa sâu răng sữa cho trẻ đó là xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Ba mẹ hãy khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng, đồng thời giám sát khi trẻ đã có thể tự đánh răng để đảm bảo làm sạch mọi ngóc ngách trong khoang miệng.

  • Chọn bàn chải lông mềm và kích thước phù hợp với khuôn miệng của trẻ.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride dành riêng cho trẻ nhỏ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
  • Thường xuyên kiểm tra răng miệng cho trẻ để phát hiện sớm dấu hiệu sâu răng.
Xây dựng thói quen đáng răng 2 lần/ngày cho trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng

Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh

Trẻ nhỏ thường rất thích những đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt và không vệ sinh răng kỹ càng sau khi ăn những thực phẩm này. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra sâu răng. Vì vậy, bên cạnh vệ sinh răng 2 lần/ngày thì ba mẹ cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh hơn cho trẻ:

  • Hạn chế đồ ngọt, nước có gas và thức ăn chứa nhiều đường.
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc.
  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh và thực phẩm giàu canxi, vitamin A, vitamin D để giúp răng phát triển vững chắc và bảo vệ men răng.

Sử dụng các phương pháp khác

Bên cạnh phương pháp ngừa sâu răng tại nhà kể trên thì ba mẹ có thể sử dụng các phương pháp khác tại phòng khám nha khoa, ví dụ như:

  • Bôi vecni fluor: Vecni flour là một khoáng chất giúp củng cố độ chắc khỏe của men răng, đồng thời bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Chất này thường được bôi trực tiếp lên bề mặt của hàm răng sữa nhằm tăng cường quá trình tái khoáng hóa men răng và ngăn ngừa sâu răng cho trẻ.
  • Trám bít hố rãnh: Hố rãnh là nơi dễ lắng đọng thức ăn, gây ra mảng bám và tạ điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng. Trám bít bằng vật liệu nha khoa giúp hố rãnh trơn láng dễ vệ sinh răng và ngăn thức ăn, mảng bám lắng đọng, từ đó ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
Trám bít hố rãnh giúp ngăn thức ăn, mảng bám lắng đọng và giúp ngừa sâu răng

Như vậy, với câu hỏi trẻ bị sâu răng sữa có nên nhổ hay không thì cần dựa trên tình trạng tổn thương cụ thể và sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu ba mẹ đang băn khoăn về việc xử lý răng sữa sâu của con, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn chi tiết và đặt lịch hẹn nhanh chóng.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *