Thở bằng miệng: Nguy hiểm tiềm ẩn và cách khắc phục hiệu quả

Thở bằng miệng là một thói quen khá phổ biến dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy thở bằng miệng gây hại gì và làm thế nào để khắc phục hiệu quả? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Bảo Mai nhé!

Nguyên nhân thở bằng miệng

Thở là hoạt động tự nhiên và cần thiết để duy trì sự sống. Tuy nhiên, khi cách thở không đúng, ví dụ như thở bằng miệng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng lo ngại. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Theo các bác sĩ chuyên gia, dưới đây là một vài nguyên nhân chính dẫn tới thở miệng:

Tắc nghẽn đường thở mũi

Khi đường thở mũi bị tắc nghẽn do một vài bệnh như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, polyp mũi, cúm hoặc lệch vách ngăn mũi… cơ thể buộc phải chuyển sang thở bằng miệng để duy trì lượng oxy cần thiết.

Hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng ống phế quản bị sưng viêm khi có tác động của những tác nhân gây kích thích. Khi này ống phế quản có xu hướng thu hẹp lại để ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Đồng thời giảm lượng không khí lưu thông và gây khó thở cho người bệnh. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp khó khăn khi thở qua mũi, dẫn đến việc thở bằng miệng.

Polyp mũi

Polyp mũi là một dạng u lành trong hốc mũi. Tình trạng này là biến chứng thường gặp của bệnh hen suyễn, viêm xoang dị ứng do vi nấm, viêm đường hô hấp… Polyp mũi gây cản trở đường hô hấp khiến người bệnh khó thở bằng đường mũi, giảm khứu giác và dẫn tới thở miệng.

Sứt môi, hở hàm ếch

Sứt môi, hở hàm ếch là những dị tật bẩm sinh ảnh hưởng tới cấu trúc miệng và dẫn tới thở miệng. Nếu như không phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ phải thở bằng miệng suốt đời.

Lệch vách ngăn mũi

Lệch vách ngăn mũi là một rối loạn thể chất ảnh hưởng đến vùng mũi. Vách ngăn mũi bình thường ở trạng thái thẳng, chia đôi 2 bên mũi nhưng khi lệch vách ngăn mũi sẽ làm cho đường dẫn không khí của một bên mũi co hẹp hơn so với bên còn lại. Lệch vách ngăn mũi ở trường hợp rất nhẹ sẽ không có triệu chứng và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu nghiêm trọng nó sẽ thường xuyên làm nghẹt 1 bên mũi hoặc cả 2 bên mũi. Khi này, bắt buộc người bệnh phải thở bằng miệng.

Tác hại của thở bằng miệng

Thở miệng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, thế nhưng thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường về lâu dài. Cụ thể:

Khô miệng

Thở bằng miệng khiến lượng nước bọt giảm, gây khô miệng và khô cổ họng sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, theo Hiệp hội Nha Khoa, thở miệng khiến khoang miệng thiếu nước bọt để làm sạch vi khuẩn khỏi răng, từ đó làm răng nguy cơ sâu răng và viêm lợi.

Rối loạn giấc ngủ

Người thở bằng miệng thường ngủ không sâu giấc, ngáy to, hoặc thậm chí bị ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Sai lệch khớp cắn ở trẻ nhỏ

Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Sức khỏe Răng miệng Quốc tế cho thấy rằng, những trẻ em có thói quen thở bằng miệng thường dễ gặp phải tình trạng răng cửa mọc lệch ra phía trước nhiều hơn so với những trẻ thở bằng mũi bình thường. Nếu như tình trạng này kéo dài, nó có thể dẫn đến sai lệch khớp cắn. Đó là khi hàm trên và hàm dưới không khớp vào nhau khi ở trạng thái nghỉ. Điều này không chỉ gây khó khăn trong việc giao tiếp, ăn nhai mà còn làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ.

Cách khắc phục thở bằng miệng

Đừng lo lắng nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng thở bằng miệng. Với sự can thiệp kịp thời và đúng cách, bạn hoàn toàn có thể cải thiện vấn đề này. Việc khắc phục tình trạng thở miệng phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Theo bác sĩ, các phương pháp điều trị thở miệng gồm:

  • Luyện tập thở đúng cách: Hãy thử luyện tập thở bằng mũi thông qua các bài tập hít thở chậm và sâu. Yoga hoặc thiền cũng là phương pháp hữu ích để rèn luyện thói quen thở đúng cách.
  • Thay đổi thói quen ngủ: Nằm nghiêng khi ngủ hoặc kê gối cao để thông thoáng đường thở.
  • Duy trì môi trường sạch sẽ: Loại bỏ các yếu tố gây dị ứng trong nhà như bụi, lông thú cưng, và phấn hoa để giảm nguy cơ tắc nghẽn mũi.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Các loại thuốc xịt mũi, kháng viêm hoặc thuốc chống dị ứng có thể được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng tắc nghẽn mũi.
  • Sử dụng khí cụ hỗ trợ: Bác sĩ nha khoa có thể đề nghị sử dụng khí cụ chỉnh nha như để cải thiện đường thở và giảm thiểu tình trạng thở bằng miệng.
  • Phẫu thuật nếu cần thiết: Trong một số trường hợp nghiêm trọng như lệch vách ngăn mũi hoặc polyp mũi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân gốc rễ.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Việc khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, không chỉ giúp phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe mũi, họng và răng miệng mà còn giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý có thể gây ra tình trạng này.

Thở bằng miệng có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể. Việc nhận thức đúng đắn về nguyên nhân và tác hại của thở miệng là bước đầu tiên trong việc cải thiện tình trạng này. Nếu bạn gặp phải các vấn đề liên quan đến thở bằng miệng, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp phù hợp và hiệu quả. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để đặt lịch hẹn thăm khám cùng bác sĩ chuyên gia.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *