Răng ê buốt là tình trạng phổ biến khiến nhiều người khó chịu khi ăn uống, đặc biệt là khi ăn uống nước lạnh, đồ ngọt hoặc chua. Vậy tại sao răng bị ê buốt và làm thế nào để khắc phục? Trong bài viết dưới đây, Nha Khoa Bảo Mai sẽ giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Tình trạng ê buốt răng là như thế nào?
Trước khi tìm hiểu lý do tại sao răng bị ê buốt, hãy cùng chúng tôi nhận diện ê buốt răng là như thế nào nhé. Ê buốt răng là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận diện đúng tình trạng này. Bạn có thể chỉ cảm thấy khó chịu thoáng qua khi ăn uống nhưng đây lại là biểu hiện sớm của răng nhạy cảm. Dưới đây là những triệu chứng cụ thể khi bị ê buốt răng:
- Cảm giác đau nhói thoáng qua khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
- Cảm thấy răng nhạy cảm hơn khi ăn sôcôla, trái cây có vị chua hoặc các loại nước có gas.
- Đau nhẹ khi chạm vào hoặc chải răng.
Tại sao răng bị ê buốt?
Tại sao răng bị ê buốt? Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng ê buốt, có thể kể đến như cách vệ sinh răng miệng không đúng, chế độ ăn không lành mạnh, mắc bệnh lý răng miệng… Sau đây là 5 “thủ phạm” chính khiến cho răng bị ê buốt:
Mòn men răng do thói quen vệ sinh không đúng cách
Răng ê buốt có thể bắt nguồn từ thói quen chải răng sai cách:
- Chải răng quá mạnh tay, quá kỹ hoặc quá nhiều lần trong ngày khiến lớp men răng bị mài mòn và làm răng trở nên nhạy cảm hơn.
- Sử dụng bàn chải có lông cứng khiến men răng mòn dần, làm lộ lớp ngà bên dưới – phần nhạy cảm với nhiệt độ và thức ăn.
- Sử dụng kem đánh răng không phù hợp hay lạm dụng nước súc miệng cũng có thể gây ra cảm giác ê buốt. Đặc biệt với người có men răng yếu, tình trạng tổn thương răng sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Răng ê buốt do bệnh lý răng miệng
Tại sao răng bị ê buốt? Sâu răng hoặc viêm nướu là một trong những nguyên nhân chính gây ê buốt răng. Khi răng bị sâu, vi khuẩn phá hủy cấu trúc răng và tiếp cận tủy, gây ra cảm giác ê buốt. Ngoài ra, nếu nướu bị viêm, chân răng sẽ lộ ra, tăng khả năng ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn nóng hoặc lạnh.
Ăn nhiều thực phẩm có tính axit
Đồ ăn, thức uống chứa nhiều axit như nước chanh, nước cam, soda hoặc cà phê có thể làm mòn men răng và khiến răng nhạy cảm hơn.
Thói quen nghiến răng
Nghiến răng khi ngủ (bruxism) là thói quen vô thức làm mòn men răng nhanh chóng, gây hại cho răng và dẫn đến tình trạng ê buốt.
Điều trị nha khoa không đúng kỹ thuật
Tại sao răng bị ê buốt? Một số trường hợp răng ê buốt xảy ra sau các thủ thuật như trám răng, tẩy trắng răng hoặc làm cầu răng sứ. Nguyên nhân có thể do quy trình chưa đúng kỹ thuật hoặc phản ứng của cơ thể với vật liệu nha khoa.
Răng ê buốt kéo dài có sao không?
Ê buốt răng diễn ra liên tục và kéo dài không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ làm tổn hại nghiêm trọng đến răng và nướu.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Ê buốt răng liên tục khiến người bệnh khó ăn uống bình thường và cảm thấy phiền toái trong các hoạt động thường ngày, từ đó giảm sút chất lượng cuộc sống.
- Nguy cơ mất răng: Nếu ê buốt kéo dài là do sâu răng hoặc tụt nướu mà không được điều trị kịp thời, răng có thể bị hư hại nghiêm trọng, thậm chí phải nhổ bỏ.
- Gia tăng chi phí điều trị: Các vấn đề như nhiễm trùng hoặc tổn thương nặng ở răng sẽ tốn kém hơn khi điều trị. Bạn có thể cần phải bọc sứ, trám răng, hoặc điều trị tủy thay vì chỉ cần xử lý đơn giản ngay từ đầu.
Cách khắc phục ê buốt răng hiệu quả
Tùy thuộc vào mức độ ê buốt cũng như nguyên nhân tại sao răng bị ê buốt mà bạn có thể áp dụng cách khắc phục tại nhà hoặc cần đến nha khoa để bác sĩ xử lý đúng cách. Trường hợp ê buốt nhẹ thì bạn có thể tham khảo những cách giảm ê buốt sau:
- Không chải răng quá mạnh.
- Chọn kem đánh răng cho răng nhạy cảm và bàn chải có lông mềm sẽ giúp giảm thiểu tình trạng ê buốt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chống ê buốt.
- Hạn chế ăn thực phẩm quá nóng, lạnh, hoặc có tính axit cao.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa, phô mai, trứng, cà ngừ, cá hồi… để tăng độ chắc khỏe cho răng.
- Không đánh răng ngay sau khi ăn, thay vào đó nên súc miệng hoặc uống nước lọc để giảm bớt lượng thức ăn còn sót trên răng. Chuyên gia nha khoa khuyên rằng bạn nên đánh răng sau ăn ít nhất 30 phút.
- Chọn phòng khám uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp để thực hiện các điều trị hoặc thẩm mỹ nha khoa.
Biện pháp phòng ngừa ê buốt răng
Phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng nói chung và phòng ngừa ê buốt răng nói riêng thì bạn hãy áp dụng những biện pháp sau:
Đánh răng đúng cách và chọn bàn chải phù hợp
- Sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương men răng và nướu.
- Đánh răng nhẹ nhàng, theo chuyển động tròn thay vì chải ngang quá mạnh.
- Chải răng 2 lần mỗi ngày, tránh đánh răng quá nhiều lần gây mài mòn men răng.
- Hãy thay bàn chải mỗi 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị xơ.
Dùng kem đánh răng và nước súc miệng cho răng nhạy cảm
Các loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm chứa thành phần giúp làm dịu dây thần kinh răng và bảo vệ men răng. Đồng thời, sử dụng nước súc miệng không chứa cồn hoặc axit giúp ngăn ngừa ê buốt mà không làm hại men răng.
Tránh thực phẩm gây mài mòn và kích ứng răng
- Thức ăn, đồ uống có tính axit: Nước có gas, cam, chanh, giấm…
- Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Tránh ăn kem ngay sau khi uống nước nóng.
- Chất kích thích: Bia, rượu, cafe…
*Mẹo: Súc miệng với nước sạch sau khi dùng thực phẩm có tính axit để giảm thiểu tác động lên men răng.
Bảo vệ răng trong các trường hợp đặc biệt
- Sử dụng máng bảo vệ răng nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ, tránh làm nứt hoặc mòn răng.
- Khi chơi thể thao, đừng quên máng bảo vệ miệng để giảm thiểu nguy cơ chấn thương răng.
Thăm khám nha khoa định kỳ
Để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, hãy kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Nha sĩ có thể làm sạch răng, loại bỏ mảng bám, cao răng và tư vấn kịp thời nếu bạn có nguy cơ ê buốt.
Vừa rồi là giải đáp cho thắc mắc tại sao răng bị ê buốt, đồng thời là gợi ý cách khắc phục cũng như biện pháp phòng ngừa. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn thông tin hữu ích. Nếu bạn đang gặp vấn đề ê buốt kéo dài và chưa tìm được giải pháp phù hợp, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai. Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp sẽ thăm khám và đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bạn!
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai