Răng sữa bị mòn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến nụ cười của bé mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý kịp thời. Bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.

Nguyên nhân khiến răng sữa bị mòn
Răng sữa là răng hình thành trong những năm đầu đời của trẻ, có chức năng nhai nuốt, đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên vì một vài nguyên nhân nào đó khiến cho răng sữa bị mòn, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và sự phát triển của trẻ. Theo các chuyên gia nha khoa, răng sữa của bé bị mòn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:
Vệ sinh răng miệng kém
Nếu trẻ không được hướng dẫn đánh răng đúng cách hoặc lười vệ sinh răng miệng, mảng bám sẽ tích tụ, thậm chí lâu dần sẽ hình thành cao răng. Mảng bám cao răng không được làm sạch sẽ dẫn đến sâu răng và mòn men răng.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, đồ uống chứa đường và axit cao như như kẹo, nước ngọt có gas khiến men răng của trẻ bị bào mòn. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng răng sữa bị mòn.

Thiếu hụt canxi hoặc florua
Canxi là khoáng chất giúp cho xương và răng chắc khỏe. Trong khi đó florua là khoáng chất tự nhiên giúp tăng cường bảo vệ men răng, ngăn ngừa sâu răng và ăn mòn răng. Nếu như trẻ bị thiếu hụt 2 khoáng chất này sẽ khiến cho men răng của trẻ yếu đi và dễ dẫn tới mòn răng sữa.
Dấu hiệu nhận biết răng sữa bị mòn
Tình trạng mòn răng sữa ở trẻ thường xảy ra trong thời gian dài. Ở giai đoạn đầu rất khó để phát hiện chỉ bằng mắt thường và khi đã thấy rõ thì răng của trẻ đã bị mòn đi nhiều. Do vậy, bác sĩ của chúng tôi khuyên rằng ngay từ khi trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ để kiểm tra cũng như được hướng dẫn cách chăm sóc răng cho trẻ.
Để kịp thời phát hiện và xử lý răng sữa bị mòn ở trẻ thì ba mẹ cần lưu ý tới một số dấu hiệu sau:
- Xỉn màu ở bề mặt răng: Dấu hiệu đầu tiên khi răng sữa bị mòn là lớp men răng mất đi khiến bề mặt răng gần đường viền lợi có màu trắng xỉn. Nếu không xử lý ngay thì màu trắng xỉn này sẽ chuyển sang màu vàng hoặc vàng nâu.
- Răng nhạy cảm hơn: Men răng mòn làm răng yếu đi, nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Trẻ có thể sẽ cảm thấy buốt và khó chịu nếu ăn thực phẩm quá nóng hoặc lạnh.
- Lợi bị sưng tấy: Bên cạnh quan sát bên ngoài thấy men răng đổi màu, phần lợi bao quanh răng sữa bị mòn cũng trở nên sưng tấy, thậm chí là chảy máu.

Răng sữa của trẻ bị mòn phải làm sao?
Răng sữa của trẻ bị mòn cần điều trị cải thiện triệu chứng cũng như ngăn ngừa tiến triển trong tương lai. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ ăn mòn của răng. Ba mẹ nên mau chóng đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất. Bác sĩ nha khoa có thể chỉ định cho trẻ sử dụng kem đánh răng chứa flour, tái khoáng men răng, dùng nước súc miệng… Bên cạnh cách điều trị tại chỗ, các biện pháp phòng ngừa và sử dụng đồng thời fluor giúp tạo ra lớp bảo vệ men răng để ngăn ngừa tiến triển.
Biện pháp phòng ngừa răng sữa bị mòn
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa mòn răng sữa ở trẻ:
- Ba mẹ nên hạn chế cho trẻ bú bình khi ngủ. Nếu có uống sữa vào buổi tối thì ba mẹ cho trẻ uống nước súc miệng và lau sạch răng, lợi của trẻ bằng gạc chuyên dụng.
- Ưu tiên cho trẻ ăn thực phẩm giàu canxi, vitamin D và hạn chế đồ ngọt, đồ có axit.
- Ba mẹ vệ sinh răng cho trẻ bằng khăn ẩm và gạc chuyên dụng đối với trẻ sơ sinh tới 6 tháng tuổi; ba mẹ hướng dẫn và giám sát trẻ đánh răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm đối với trẻ trên 18 tháng tuổi.
- Sử dụng nước súc miệng cho trẻ nhỏ có chứa fluor và chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám giữa các kẽ răng.
- Đưa trẻ đi khám răng 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng, đồng thời lấy cao răng cho trẻ. Đối với trẻ đang điều trị sâu răng thì nên đi khám thường xuyên hơn.
- Lựa chọn kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluor để tăng cường bảo vệ men răng.

Răng sữa bị mòn là vấn đề không thể xem nhẹ, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ. Ba mẹ hãy chủ động bảo vệ nụ cười của con yêu ngay từ hôm nay nhé, Nha Khoa Bảo Mai cung cấp dịch vụ răng trẻ em và luôn sẵn sàng đồng hành cùng ba mẹ vì nụ cười trẻ thơ!
Nếu cần tư vấn thêm về sức khỏe răng miệng hoặc đặt lịch hẹn thăm khám cùng bác sĩ, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc inbox trực tiếp trên fanpage Nha Khoa Bảo Mai.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai