Nuốt mắc cài có sao không? Đây là câu hỏi khiến nhiều người niềng răng lo lắng khi gặp phải tình huống này. Nuốt mắc cài tuy hiếm gặp nhưng không phải là không thể xảy ra. Vậy nếu chẳng may nuốt phải mắc cài thì có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này của Nha Khoa Bảo Mai nhé.
Mắc cài niềng răng là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc nuốt mắc cài có sao không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu mắc cài niềng răng là gì nhé. Mắc cài niềng răng là một loại khí cụ được làm từ kim loại hoặc sứ. Đây là khí cụ quan trọng trong quá trình chỉnh nha, được gắn trực tiếp lên bề mặt răng nhằm tạo lực di chuyển răng dần dần đến vị trí mong muốn. Mắc cài được sử dụng kết hợp với dây cung và dây thun để tạo ra lực kéo giúp điều chỉnh răng về vị trí chuẩn trên cung hàm.
Vì sao mắc cài bị tuột?
Việc mắc cài bị tuột khiến bạn có thể nuốt phải chúng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tránh tình trạng này, bạn cần biết được các nguyên nhân chính và áp dụng các biện pháp phòng tránh thích hợp.
Mắc cài gắn không chắc chắn
Quá trình gắn mắc cài đòi hỏi kỹ thuật khéo léo và kinh nghiệm từ đội ngũ nha sĩ. Mắc cài có thể bị lỏng hoặc rơi ra nếu không được gắn chắc chắn vào răng hoặc sử dụng mắc cài không đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt là khi bạn ăn đồ cứng hoặc vệ sinh răng miệng quá mạnh thì mắc cài có thể bị tuột.
Va chạm mạnh
Những va chạm mạnh khi chơi thể thao hoặc tai nạn có thể làm mắc cài bị rơi ra và dễ dàng bị nuốt phải.
Tiêu thụ thức ăn quá cứng/dai hoặc nhai quá mạnh
Việc ăn uống cần được đặc biệt chú trọng trong thời gian đeo mắc cài niềng răng. Nếu bạn thường xuyên ăn thức ăn cứng hoặc dai thì dễ khiến cho mắc cài bung ra. Ngoài ra, khi bạn ăn uống quá vội vàng hay nhai quá mạnh cũng là nguyên nhân khiến mắc cài bị rơi và nuốt phải.
Chải răng quá mạnh
Mắc cài được cố định chắc chắn trên răng nhờ vào loại keo chuyên dụng trong nha khoa nên chúng khá chắc chắn. Tuy nhiên, nếu chải răng quá mạnh hoặc tác động lực mạnh lên răng, mắc cài có thể bị lỏng dần theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mắc cài bị rơi ra và vô tình bị nuốt vào mà bạn không hề mong muốn.
Nuốt mắc cài có sao không?
Như đã phân tích ở trên, trong quá trình niềng răng, mắc cài có thể bị lỏng hoặc rơi ra do va chạm, vệ sinh không đúng cách hoặc ăn nhai mạnh. Nếu không may nuốt phải mắc cài trong khi ăn hoặc ngủ, bạn sẽ cảm thấy rất hoảng sợ và lo lắng. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của việc này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của mắc cài, vị trí mắc cài nằm ở đâu. Vậy nuốt mắc cài có sao không?
Gây đau dạ dày
Mắc cài khi rơi vào dạ dày sẽ gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa. Do dạ dày không tiêu hóa được, nó sẽ lưu lại bên trong và có nguy cơ gây ra những cơn đau dạ dày kéo dài, kèm theo các rối loạn tiêu hóa khác.
Tổn thương thành ruột
Nuốt mắc cài có sao không? Mắc cài có thể gây tổn thương thành ruột khi chúng di chuyển cùng thức ăn trong hệ tiêu hóa. Vì mắc cài được chế tạo từ chất liệu cứng và sắc bén, chúng có thể gây tổn thương, rách hoặc xước thành ruột. Điều này không chỉ gây ra sự khó chịu và đau đớn cho người bệnh mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác.
Nuốt mắc cài có sao không? – Ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng
Tuột mắc cài, nuốt phải mắc cài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm gián đoạn quá trình niềng răng. Tuột mắc cài kéo dài không phát hiện sớm khiến cho dây cung lỏng lẻo, giảm lực nắn chỉnh răng. Từ đó kéo dài thời gian niềng răng và ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.
Nhiễm trùng
Trường hợp này hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nếu chẳng may mắc cài bị kẹt ở một vị trí nào đó trong cơ thể thì chúng có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Cách xử lý khi nuốt phải mắc cài
Khi phát hiện mình đã nuốt phải mắc cài, điều quan trọng nhất là không hoảng loạn. Thay vào đó, bạn cần bình tĩnh theo dõi tình trạng cơ thể và thực hiện các bước xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm.
Quan sát các triệu chứng
Đầu tiên, bạn cần chú ý đến các triệu chứng như ho, đau họng, đau ngực, khó thở hoặc đau bụng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Đến cơ sở y tế gần nhất
Nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chụp X-quang hoặc nội soi nhằm xác định vị trí của mắc cài và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ dị vật ra khỏi cơ thể.
Cách phòng tránh nuốt mắc cài niềng răng
Để phòng tránh nguy cơ nuốt mắc cài, bạn nên tuân thủ những biện pháp sau:
- Kiểm tra mắc cài thường xuyên: Khám nha khoa thường xuyên để kiểm tra và đảm bảo mắc cài luôn ở trạng thái tốt nhất.
- Hạn chế ăn đồ cứng: Tránh ăn những loại thực phẩm quá cứng, dẻo hoặc dai để không làm mắc cài bị lỏng hoặc rơi ra.
- Nhai chậm và nhai kỹ: Việc nhai chậm và kỹ vừa giúp ngăn ngừa bung mắc cài vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa trơn tru.
- Mang bảo hộ khi chơi thể thao: Sử dụng bảo hộ miệng để bảo vệ mắc cài và răng khi tham gia các hoạt động mạnh.
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc và bảo vệ mắc cài trong quá trình niềng răng.
Vừa rồi là giải đáp chi tiết cho thắc mắc nuốt mắc cài có sao không. Đừng quá hoang mang nếu chẳng may mắc cài “lạc trôi” đâu đó, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời. Nếu còn vướng mắc nào khác, hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc inbox fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai