Niềng răng có phải nhổ răng không? Giải đáp chi tiết từ chuyên gia

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha tối ưu nhất giúp cải thiện tình trạng răng lệch lạc, hô, móm hay khấp khểnh. Một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi tìm hiểu về niềng răng đó là niềng răng có phải nhổ răng không? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Bảo Mai sẽ cung cấp thông giải đáp chi tiết thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Niềng răng có phải nhổ răng không phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người
Niềng răng có phải nhổ răng không phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người

Tổng quan về niềng răng

Trước khi giải đáp cho thắc mắc niềng răng có phải nhổ răng không, bạn cần biết niềng răng là như thế nào và mang lại lợi ích gì.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha được áp dụng rộng rãi nhằm khắc phục các vấn đề liên quan đến răng lệch lạc, khấp khểnh, hô, móm khớp cắn sai… Bằng cách sử dụng các mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt, rang sẽ được sắp xếp lại đúng vị trí, cải thiện khớp cắn để gương mặt hài hòa mang lại thẩm mỹ tốt hơn. Bên cạnh đó, khi răng và khớp cắn được điều chỉnh về đúng vị trí sẽ giúp ích rất nhiều cho chức năng ăn nhai cũng như vệ sinh răng dễ dàng hơn.

Niềng răng là kỹ thuật nắn chỉnh răng và điều chỉnh khớp cắn về vị trí như mong muốn

Niềng răng có phải nhổ răng không?

Niềng răng có phải nhổ răng không? Với câu hỏi này, các chuyên gia giải đáp rằng, việc nhổ răng khi niềng răng không phải là quy trình bắt buộc đối với mọi trường hợp. Quyết định này được đưa ra dựa trên cấu trúc răng, tình trạng sai lệch và mục tiêu điều trị của từng bệnh nhân.

Trường hợp cần nhổ răng khi niềng răng

Niềng răng có phải nhổ răng không còn phụ thuộc vào tình trạng răng. Sau khi kiểm tra, đánh giá, chụp X-Quang răng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Các trường hợp cần nhổ răng trong quá trình chỉnh nha gồm:

Thừa răng

Trong một vài trường hợp, người bệnh không rụng răng sữa khiến răng mọc lên chen chúc hoặc răng mọc chìm làm cho hàm thừa răng. Vì vậy, khi niềng cần nhổ răng để tạo khoảng trống khi các răng được sắp xếp lại, đảm bảo hàm răng đều đẹp hơn.

Răng hô, móm

Răng hô, móm ảnh hưởng đến sự cân đối và hài hòa của gương mặt. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định nhổ 1 số răng nhất định để khắc phục hô, móm.

Răng mọc chen chúc, lộn xộn

Răng lộn xộn, chen chúc không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ hàm răng mà còn tiềm ẩn những nguy cơ tiêu cực tới sức khỏe răng miệng. Ví dụ, răng khấp khểnh chen chúc khiến bạn khó vệ sinh, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi…

Răng mọc chen chúc thường được chỉ định nhổ răng nhằm tạo khoảng trống cho các răng khác

Trường hợp không cần nhổ răng khi niềng răng

Dựa trên kết quả X-Quang răng, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ phù hợp nhất để điều chỉnh lại răng cho người bệnh. Một số trường hợp thường không phải nhổ răng khi niềng gồm:

Trẻ em trong độ tuổi “vàng” để niềng răng

Trẻ em đang trong quá trình phát triển, thay răng để ổn định răng vĩnh viễn, vì vậy không cần nhổ răng khi niềng. Đặc biệt, trong độ tuổi “vàng” từ 12 – 16 tuổi, xương hàm và răng của trẻ dễ nắn chỉnh, việc chỉnh khớp cắn, răng móm, chen chúc dễ dàng hơn mà không cần nhổ răng. Đồng thời, răng dịch chuyển nhanh và cho kết quả tối đa.

Răng thưa, hở kẽ

Trường hợp này răng đã có đủ khoảng trống để di chuyển, vì vậy không cần thiết phải nhổ răng.

Niềng răng có phải nhổ răng không
Răng thưa không cần thiết phải nhổ răng khi niềng

Niềng răng cần nhổ răng nào?

Thông thường, với những trường hợp bác sĩ chỉ định nhổ răng khi niềng thì sẽ nhổ bỏ răng số 4, 5 và răng số 8 (răng khôn).

Răng số 4

Đây là răng thường được chỉ định đầu tiên khi cần nhổ răng để chỉnh nha. Trường hợp răng vẩu, móm, chen chúc, xô lấn có thể được bác sĩ chỉ định nhổ răng số 4. Vì răng số 4 là răng nằm chính giữa cung hàm, có kích thước không quá to hay quá nhỏ nên khi nhổ chúng có thể tạo ra khoảng trống vừa đủ nhằm kéo các răng khác về vị trí cân đối. Về mặt chức năng, răng này không có quá nhiều vai trò quan trọng.

Răng số 5

Tương tự răng số 4, răng số 5 không có quá nhiều chức năng quan trọng trong quá trình ăn nhai. Do vậy việc nhổ bỏ chúng không ảnh hưởng tới khả năng nhai nghiền thức ăn. Đặc biệt trong trường hợp thừa răng, răng mọc xô lấn, chen chúc thì việc nhổ răng 5 giúp tạo khoảng trống cho các răng khác di chuyển về đúng vị trí mong muốn.

Răng số 8 (răng khôn)

Bên cạnh răng số 4, bác sĩ cũng thường khuyến cáo nhổ răng khôn (răng số 8) khi niềng răng, nhất là khi răng 8 mọc lệch đâm vào răng số 7 hoặc mọc ngầm gây khó khăn cho việc vệ sinh và ăn nhai. Thông qua phim X-Quang, bác sĩ sẽ xác định tình trạng răng khôn cụ thể của từng người mà sẽ chỉ định nhổ răng này khi chỉnh nha.

Một số trường hợp niềng răng bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 8 (răng khôn)

Như vậy, niềng răng có phải nhổ răng không tùy thuộc vào tình trạng răng của từng người và chỉ định của bác sĩ. Nhổ răng không phải là bắt buộc đối với tất cả mọi người khi niềng răng. Bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng sau khi thăm khám và mong muốn của mỗi người để đưa ra phương án tốt nhất. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho quá trình chỉnh nha cũng như nhổ răng khi cần thiết.

Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề niềng răng có phải nhổ răng không hoặc cần tư vấn về chỉnh nha thì hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 083 585 1212 – 083 985 1212 hoặc inbox fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được bác sĩ tư vấn và đặt lịch hẹn nhanh chóng nhất.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *