Nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt được không là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ. Cùng Nha Khoa Bảo Mai tìm hiểu chi tiết về những điều cần lưu ý khi nhổ răng khôn trong giai đoạn đặc biệt này, cũng như cách chăm sóc sau nhổ răng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
Nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không?
Răng khôn là răng mọc cuối cùng và nằm trong cùng của hàm, thường mọc ở độ tuổi 17 – 25. Với phụ nữ, kỳ kinh nguyệt là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết, gây ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng chịu đau và tốc độ đông máu. Do đó việc nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra một số rủi ro như:
- Tăng nguy cơ chảy máu kéo dài: Do cơ thể giảm khả năng đông máu.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Sự suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Kéo dài thời gian lành thương: Khi nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đã mất đi một lương máu nhất định, cơ thể giảm khả năng đông máu nên sẽ khó cầm máu hơn bình thường. Ngoài ra sức đề kháng kém hơn cũng khiến cho việc lành thương kéo dài.
- Khả năng chịu đau thấp hơn: Trong giai đoạn kinh nguyệt, hormone thay đổi khiến cơ thể không ở trạng thái ổn định, nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt, đau bụng kinh, khả năng chịu đau kém hơn…
Dù vậy, không phải lúc nào nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt cũng nguy hiểm. Quyết định phụ thuộc vào sức khỏe tổng quát và chỉ định của bác sĩ nha khoa.
Có nên nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt
Chuyên gia khuyên rằng bạn không nên nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn đang trong kỳ kinh nguyệt nhưng bắt buộc phải nhổ răng khôn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa. Một số trường hợp răng khôn cần thiết phải loại bỏ ngay:
- Răng khôn mọc lệch, gây đau: Nếu cơn đau quá nghiêm trọng, việc trì hoãn có thể làm tình trạng nặng hơn.
- Răng khôn gây nhiễm trùng: Trong trường hợp răng khôn gây sưng tấy hoặc áp xe, nhổ răng là điều cần thiết để ngăn ngừa biến chứng.
Dĩ nhiên cơ địa mỗi người là khác nhau. Để đảm bảo an toàn nhất thì bạn nên đến phòng khám nha khoa uy tín, trao đổi trực tiếp với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bản thân.
Nên nhổ răng vào thời điểm nào?
Việc xác định thời điểm phù hợp để nhổ răng đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ giúp giảm nguy cơ biến chứng mà còn đảm bảo quá trình lành thương diễn ra thuận lợi. Dưới đây là các thời điểm được khuyến nghị để thực hiện nhổ răng khôn:
- Khi cơ thể đạt trạng thái khỏe mạnh bình thường, không có bệnh lý răng miệng, không có bệnh lý nền.
- Ưu tiên nên nhổ răng vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Lúc này chúng ta có năng lượng tốt nhất, cơ thể dễ thích nghi và hồi phục nhanh hơn.
Lưu ý quan trọng để nhổ răng khôn an toàn
Dưới đây là những lưu ý quan trọng để đảm bảo quá trình nhổ răng khôn diễn ra an toàn, hiệu quả và giảm thiểu các biến chứng.
Trước khi nhổ răng khôn
Trước khi nhổ răng khôn, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín: Hãy tham khảo lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại. Phòng tiểu phẫu cần đảm bảo vô trùng tuyệt đối để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Thăm khám và chụp X-Quang: Bác sĩ sẽ chụp X-quang để xác định vị trí, hình dáng và mức độ ảnh hưởng của răng khôn đối với các răng lân cận.
- Thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ: Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn đang trong kỳ kinh nguyệt, mắc bệnh lý mãn tính hoặc đang dùng thuốc điều trị bệnh.
- Lựa chọn thời điểm phù hợp: Nhổ răng khôn vào buổi sáng là thời điểm tốt nhất để cơ thể hồi phục nhanh hơn. Tránh nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt, đang mệt mỏi hoặc căng thẳng.
- Ăn nhẹ trước khi nhổ răng: Để tránh tụt huyết áp đột ngột thì bạn nên ăn nhẹ trước khi nhổ răng khôn.
Sau khi nhổ răng khôn
Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn quyết định đến thời gian lành thường cũng như giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những lưu ý cần thiết sau khi nhổ răng khôn:
- Kiểm soát chảy máu: Giữ bông gạc tại vị trí nhổ răng trong khoảng 30-60 phút sau khi rời phòng khám. Tránh súc miệng mạnh hoặc khạc nhổ để không làm bật cục máu đông.
- Giảm đau và phù nề: Áp túi đá lạnh bên ngoài má trong 24 giờ đầu để giảm sưng. Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống: Chỉ nên ăn các món mềm, lỏng như cháo, súp trong 1-2 ngày đầu. Tránh thực phẩm cứng, dai hoặc quá nóng để không làm tổn thương vị trí nhổ răng.
- Vệ sinh răng miệng: Không đánh răng hoặc súc miệng mạnh trong 24 giờ đầu. Sau đó, nhẹ nhàng vệ sinh răng miệng, tránh chạm vào vùng nhổ răng.
- Tái khám: Tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra vết thương và cắt chỉ. Hoặc khi có bất kỳ bất thường nào xảy ra, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời và đúng cách.
Nhổ răng khôn trong kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng nguy hiểm nhưng cần được thực hiện với sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp. Nếu bạn đang trong tình huống này, hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín như Nha Khoa Bảo Mai để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 083 585 1212 – 083 985 1212 hoặc inbox fanpage Nha Khoa Bảo Mai để đặt lịch hẹn thăm khám với bác sĩ chuyên gia.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai