Lấy cao răng và tất tần tật những điều cần biết

Cao răng hay vôi răng là nơi trú ngụ của vô vàn các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng, ví dụ như viêm nha chu, chảy máu chân răng…  Vì vậy, Th.S B.S Lưu Thị Thanh Mai – Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai khuyên rằng, khách hàng nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/1 lần là giải pháp tối ưu nhất giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh răng miệng. 

Điều trị viêm nha chu – Giải pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện

Cạo vôi răng
Lấy cao răng là loại bỏ lớp cao răng và mảng bám gây hại

Lấy cao răng là gì?

Bề mặt răng hình thành 1 lớp màng mỏng và trong suốt sau khi chúng ta ăn uống hoặc đánh răng khoảng 15 phút. Lớp màng này rất dính nên vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn bám vào tạo thành 1 lớp có màu trắng hoặc ngà vàng gọi là mảng bám. Khi chải răng sạch sẽ, một phần mảng bám có thể được loại bỏ. Tuy nhiên, sau một thời gian, các vi khuẩn, canxi trong nước bọt và mảnh vụn thức ăn tích tụ dày làm cho mảng bám cũng dày và cứng tạo thành cao răng.

Hay hiểu một cách đơn giản, cao răng là mảng bám đã bị vôi hóa hình thành bên dưới và bên trên đường viền nướu. Khi cao răng ứ đọng lâu ngày thì chúng ta không thể làm sạch chúng chỉ bằng cách đánh răng mà cần đến cơ sở nha khoa để lấy cao răng. 

Lấy cao răng là quy trình vệ sinh làm sạch vôi răng và mảng bám bằng cách dùng thiết bị có độ rung sóng siêu âm. Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo rằng chúng ta nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần tại phòng khám nha khoa để phòng tránh các bệnh nha chu.

Phân độ cao răng

Phân độ cao răng rất cần thiết cho việc chẩn đoán cũng như xử lý của bác sĩ. Cao răng được chia làm 4 phân độ như sau:

  • Cao răng cấp độ 1: Đây là cao răng ở giai đoạn mới hình thành, còn mỏng và nhạt màu, có thể thấy màu trắng nhẹ tại đường viền nướu. Ở giai đoạn này, bạn có thể làm sạch cao răng bằng cách chải răng đúng cách mỗi ngày và sử dụng nước súc miệng chống mảng bám.
  • Cao răng cấp độ 2: Cao răng cứng và dày hơn cấp độ 1 nhưng màu sắc vẫn nhạt. Ở giai đoạn 2 cao răng đã bám chặt vào răng và phải lấy cao răng tại phòng khám nha khoa mới có thể loại bỏ được.
  • Cao răng cấp độ 3: Bạn có thể dễ dàng nhìn bằng mắt thường khi cao răng ở cấp độ 3 bởi chúng để chuyển sang màu vàng sẫm, cứng, dày và khó loại bỏ.
  • Cao răng cấp độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất của cao răng vì chúng đã chuyển sang màu đậm, thậm chí nâu đen và đen. Lúc này chúng đã bắt đầu tấn công chân răng, xương hàm và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho răng miệng.

Phân loại cao răng

Cao răng được chia thành 2 loại, bao gồm:

  • Cao răng thường: Bám trên bề mặt răng, kẽ răng và trên lợi. Cao răng thường có màu vàng nhạt, nâu vàng hoặc nâu đỏ. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn rõ được loại cao răng này. Cao răng thường nếu không được làm sạch thì rất dễ gây ra viêm nướu, chảy máu chân răng, máu ngấm vào cao răng và chuyển thành cao răng huyết thanh.
  • Cao răng huyết thanh: Thường bám ở dưới lợi, có màu đỏ nâu hoặc nâu đen và rất cứng. Cao răng huyết thanh khó loại bỏ hơn so với cao răng thường, vì thế mà chúng cũng chứa nhiều vi khuẩn hơn. Loại cao răng này thường khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ làm nhiễm khuẩn chân răng và gây viêm nướu nặng.
Cao răng huyết thanh dày, cứng và thường có màu nâu sậm

Lợi ích của việc lấy cao răng

Lợi ích đầu tiên dễ nhận thấy nhất của việc cạo vôi răng là làm sạch răng, răng sáng đẹp thẩm mỹ hơn. Ngoài ra, lấy cao răng còn mang lại những lợi ích sau:

  • Giảm nguy cơ bệnh mắc các bệnh răng miệng như viêm nha chu, tụt lợi, mòn men răng, sâu răng…
  • Răng trắng sáng, đẹp mắt hơn.
  • Phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn trong cao răng gây ra như viêm họng, viêm amidan…
  • Loại bỏ mùi hôi khó chịu.
  • Bảo vệ xương hàm và răng, ngăn chặn vi khuẩn tích tụ để bạn luôn có một hàm răng chắc khỏe.

Các cách loại bỏ cao răng 

Tùy thuộc vào từng phân độ của cao răng mà bạn có thể loại bỏ chúng tại nhà hoặc tại phòng khám nha khoa. Đối với cao răng cấp độ 1, có ít, mỏng và chưa bám chắc vào răng thì bạn có thể làm sạch cao răng bằng cách đánh răng đúng cách 2 lần/ngày, sử dụng một vài nguyên liệu như chanh, baking soda, cam…

Đối với cao răng cấp độ 2 đến cấp độ 4, chúng ta khó có thể loại bỏ triệt để chỉ bằng cách đánh răng. Khi đó bạn cần đến phòng khám nha khoa để lấy cao răng. Bác sĩ sẽ sử dụng máy và các dụng cụ chuyên dụng để đánh bay mảng bám trên bề mặt răng cũng như cao răng ở trên và dưới lợi. Tùy vào mức độ cao răng, tình trạng của lợi mà bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng 1 lần hay nhiều hơn và có phải dùng thuốc hay không.

Lấy cao răng tại phòng khám nha khoa uy tín
Cách loại bỏ cao răng triệt để và an toàn nhất là cạo vôi răng tại phòng khám nha khoa

Lưu ý cần biết sau khi lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, bạn nên thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tối ưu. Một vài lưu ý quan trọng sau khi lấy cao răng:

  • Đánh răng 2 lần/ngày hoặc sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải lông mềm.
  • Nên sử dụng tăm nước, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và nước súc miệng để chống mảng bám và ngăn cao răng hình thành.
  • Không ăn uống đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua vì có thể làm răng nhạy cảm và ê buốt. 
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, thực phẩm có màu như nước ép trái cây, nước ngọt có gas, cà phê, trà…
  • Uống đủ nước mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (nếu có)
  • Tái khám đúng hẹn.

Quy trình lấy cao răng tiêu chuẩn

Lấy cao răng là một kỹ thuật nha khoa không quá phức tạp. Thế nhưng để việc cạo vôi răng đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất thì bên cạnh bác sĩ giỏi chuyên môn, vững tay nghề thì cần thực hiện đúng theo quy trình. Dưới đây là 4 bước lấy cao răng tiêu chuẩn:

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát
  • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng
  • Bước 3: Bác sĩ làm sạch mảng bám trên thân răng và cổ răng. Sau đó loại bỏ mảng bám và cao răng sâu trong nướu và kẽ răng bằng cách sử dụng công nghệ siêu âm không đau với chuyển động rung của các bước sóng.
  • Bước 4: Làm sạch những vụn cao răng còn sót lại và đánh bóng bề mặt giúp răng trở nên nhẵn mịn và trắng sáng hơn.
Lấy cao răng tại phòng khám Nha Khoa Bảo Mai
Quy trình 4 bước loại bỏ cao răng và mảng bám

Chi phí lấy cao răng tại Nha Khoa Bảo Mai

Tùy thuộc vào từng cấp độ cao răng cũng như tình trạng răng miệng của mỗi người mà chi phí lấy cao răng có nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật đơn giản nên chi phí không quá cao, phù hợp với hầu hết tất cả mọi đối tượng. Tại Nha Khoa Bảo Mai, chi phí lấy cao răng theo từng cấp độ như sau:

Cấp độ Giá (VNĐ)
1 100.000/lần
2 150.000/lần
3 200.000/lần
4 250.000/lần

Vì sao nhiều người lựa chọn cạo vôi răng tại Nha Khoa Bảo Mai?

Nha Khoa Bảo Mai tự hào là một trong những phòng khám nha khoa chất lượng cao uy tín hàng đầu tại Thái Nguyên được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Vậy vì sao Nha Khoa Bảo Mai xứng đáng là điểm đến để khách hàng “chọn mặt gửi vàng”?

  • Đội ngũ bác sĩ và nhân viên luôn đề cao sự tử tế, tận tâm, trách nhiệm để mang lại sự hài lòng và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Chính vì vậy, tất cả các kỹ thuật nha khoa đều được thực hiện khéo léo nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái nhất cho khách hàng.
  • Hệ thống máy móc tiên tiến, trang thiết bị hiện đại nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu.
  • Hệ thống khử khuẩn Mocom chuẩn châu Âu, đảm bảo an toàn, chống lây nhiễm chéo.
  • Phác đồ điều trị, chi phí minh bạch, rõ ràng để khách hàng an tâm khi trải nghiệm dịch vụ.
  • Chăm sóc răng an toàn với bác sĩ chuyên khoa.

Việc chăm sóc răng miệng để ngăn ngừa cao răng hình thành, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh răng miệng là vô cùng quan trọng. Vì thế, bạn cần chú trọng đến việc vệ sinh răng hàng ngày, sử dụng sản phẩm hỗ trợ như kem đánh răng, nước súc miệng chống mảng bám và đặc biệt là lấy cao răng định kỳ. Khi có nhu cầu kiểm tra sức khỏe và chăm sóc răng miệng, Quý khách có thể đến phòng khám Nha Khoa Bảo Mai với gần 15 năm kinh nghiệm. Đội ngũ bác sĩ đầu ngành cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Để đặt lịch thăm khám, Quý khách có thể liên hệ qua số 0208 385 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *