Implant là giải pháp phục hồi răng mất hiện đại nhất hiện nay. Tuy vậy, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, trụ Implant không đảm bảo, chăm sóc không đúng cách… thì vẫn có thể tồn tại một số biến chứng trồng răng Implant. Vậy các biến chứng đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Bảo Mai nhé.
Tổng quan về cấy ghép Implant
Trước khi tìm hiểu về những biến chứng trồng răng Implant có thể xảy ra thì hãy cùng chúng tôi khám phá xem đây là phương pháp phục hồi răng mất như thế nào mà được đánh giá là tốt nhất hiện nay.
Trồng răng Implant (hay cấy ghép Implant) là một phương pháp phục hồi răng đã mất bằng cách cấy ghép trụ titanium vào xương hàm. Trụ này sẽ thay thế cho chân răng thật, có vai trò như một nền móng vững chắc, giúp giữ vững mão răng sứ bên trên. Nhờ đó khôi phục hoàn toàn cả về chức năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ của răng.
Lợi ích của trồng răng Implant
Cấy ghép Implant ra đời là bước tiến lớn trong ngành nha khoa. Đây hiện là phương pháp phục hồi răng mất tiên tiến nhất hiện nay, mang lại nhiều ưu điểm vượt trội về cả chức năng lẫn thẩm mỹ. Lợi ích của cấy ghép Implant có thể kể đến như:
- Khôi phục khả năng ăn nhai như răng thật.
- Độ thẩm mỹ tự nhiên, mang lại nụ cười tự tin.
- Tăng tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
- Ngăn ngừa tiêu xương hàm.
- Độ bền cao, có thể sử dụng trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách và kỹ càng.
- Phù hợp với hầu hết các trường hợp mất răng. Có thể cấy ghép từng trụ riêng lẻ hoặc áp dụng kỹ thuật All-on-4, All-on-6 để phục hồi toàn hàm một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Biến chứng trồng răng Implant
Bên cạnh những lợi ích vượt trội kể trên thì trồng răng Implant vẫn tồn tại những biến chứng nếu kỹ thuật cấy ghép không đạt chuẩn hoặc tình trạng răng miệng của bệnh nhân không được đánh giá kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Dưới đây là 6 biến chứng trồng răng Implant thường gặp nhất:
Viêm nhiễm quanh trụ Implant
Viêm nhiễm quanh trụ Implant là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi trồng răng. Triệu chứng bao gồm sưng tấy, đỏ và đau quanh khu vực cấy ghép. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm có thể lan rộng, gây tổn thương nghiêm trọng đến xương hàm và các mô lân cận.
Nguyên nhân:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
- Chất lượng trụ Implant kém.
- Bác sĩ không kiểm soát tốt quá trình vô trùng khi phẫu thuật.
Chảy máu kéo dài
Chảy máu kéo dài là một trong những biến chứng trồng răng Implant có thể xảy ra khi động mạch bị tổn thương trong quá trình cấy ghép. Thông thường chảy máu sau cấy ghép Implant diễn ra khoảng 1 – 2 ngày. Nếu thấy chảy máu kéo dài không cầm sau khoảng thời gian này thì hãy ngay lập tức đến phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra và xử lý.
Tiêu xương quanh trụ Implant
Tiêu xương xảy ra khi xương hàm quanh trụ Implant bị suy thoái, khiến trụ không còn đủ độ vững chắc để giữ Implant.
Nguyên nhân:
- Lực nhai không phân bố đều hoặc do tình trạng viêm nhiễm kéo dài.
- Đặt Implant sai vị trí.
- Người bệnh có tiền sử bệnh lý về xương như loãng xương.
- Chất lượng xương hàm kém.
Tổn thương dây thần kinh
Một biến chứng trồng răng Implant khác có thể xảy ra đó là tổn thương dây thần kinh. Trường hợp này xảy ra khi cấy ghép Implant không đúng kỹ thuật, gây tổn thương dây thần kinh dưới xương ổ răng. Triệu chứng người bệnh gặp phải là cảm giác đau nhức, tê bì hoặc ngứa ran ở vùng môi, lưỡi, hoặc nướu.
Tổn thương các mô lân cận
Đặt Implant không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến tổn thương các dây thần kinh, mạch máu, hoặc các mô mềm xung quanh. Điều này thường xảy ra khi bác sĩ tính toán sai độ dài và góc độ của trụ Implant.
Trụ Implant bị đào thải
Trụ Implant bị đào thải thường xảy ra chủ yếu do kỹ thuật cấy ghép không đúng vị trí, lựa chọn trụ Implant kém chất lượng, hoặc việc chăm sóc răng miệng không đảm bảo. Điều này dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tại vùng niêm mạc quanh trụ, khiến nướu bị đổi màu, và bệnh nhân cảm thấy đau nhức khi ăn uống.
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng trồng răng Implant
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biến chứng trồng răng Implant, đó là:
Kỹ thuật cấy ghép không đúng tiêu chuẩn
Nếu bác sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật hoặc không có đủ chuyên môn, quá trình cấy Implant có thể làm tổn thương xương hàm hoặc các dây thần kinh lân cận.
Chất lượng trụ Implant kém
Sử dụng trụ Implant không đạt chuẩn, không rõ nguồn gốc có thể gây ra hiện tượng đào thải hoặc kích ứng.
Chăm sóc sau phẫu thuật không tốt
Bệnh nhân không tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng. Đặc biệt là hút thuốc lá sau khi cấy ghép trụ Implant
Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không ổn định
Những người có tiền sử bệnh lý như tiểu đường, loãng xương thường dễ gặp phải các biến chứng hơn. Chính vì vậy mà việc thăm khám ban đầu, khai thác tiểu sử bệnh lý của người bệnh là rất quan trọng để có thể ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Lưu ý giúp hạn chế biến chứng trồng răng Implant
Trồng răng Implant là một giải pháp phục hồi răng mất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình cấy ghép diễn ra suôn sẻ và không gặp biến chứng, người bệnh cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây:
Lựa chọn địa chỉ nha khoa đáng tin cậy
Quy trình trồng răng Implant đòi hỏi kỹ thuật cao, bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn sâu và kinh nghiệm lâu năm. Việc lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín sẽ giúp hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình cấy ghép và đảm bảo kết quả tốt nhất. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ về phòng khám nha khoa, xem xét đánh giá từ các khách hàng trước để đưa ra quyết định đúng đắn.
Đảm bảo tình trạng sức khỏe răng miệng trước khi trồng Implant
Trước khi tiến hành cấy ghép, sức khỏe răng miệng của bệnh nhân cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu mắc các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, hay tiêu xương hàm nặng, bác sĩ cần điều trị triệt để trước khi thực hiện trồng Implant.
Chọn loại trụ Implant chất lượng
Trụ Implant chất lượng cao sẽ giúp tăng khả năng tích hợp xương và giảm nguy cơ bị đào thải. Khi lựa chọn loại trụ, bạn nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đến từ các thương hiệu uy tín trên thế giới như Biotem, Straumann, Tekka…
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách
Sau khi trồng Implant, bạn cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày để tránh tình trạng viêm nhiễm quanh trụ Implant.
- Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng kháng khuẩn để làm sạch các mảng bám.
- Tránh dùng tay, lưỡi hoặc bất kỳ vật dụng nào tiếp xúc trực tiếp với vùng trụ Implant.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý sau khi cấy ghép Implant sẽ giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn và tránh nguy cơ làm tổn thương.
- Sau khi cắm trụ, nên tránh ăn uống trong khoảng 1 – 2 giờ đầu.
- Trong vài ngày đầu, nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, súp, và tránh các món ăn cứng, dai hoặc có nhiều gia vị.
- Không nhai vào vùng răng vừa cấy ghép.
- Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Tuân thủ lịch tái khám định kỳ
Thăm khám định kỳ là rất quan trọng để bác sĩ kiểm tra tình trạng trụ Implant cũng như sức khỏe răng miệng tổng quát. Trong mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tích hợp của trụ với xương hàm, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời.
Không tự ý uống thuốc
Nếu gặp phải các triệu chứng như sưng, đau hoặc khó chịu, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng sinh. Thay vào đó, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.
Trên đây là thông tin chi tiết về các biến chứng trồng răng Implant có thể xảy ra. Để quá trình cấy ghép diễn ra an toàn và suôn sẻ thì bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín và tuân thủ chặt chẽ quy trình chăm sóc sau khi cấy ghép. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác hoặc đang có nhu cầu trồng răng Implant thì hãy liên hệ chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai