Dấu hiệu sâu răng vào tủy: Cách nhận biết và phương pháp điều trị

Sâu răng vào tủy là tình trạng sâu răng nặng đã lan tới tủy răng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, viêm xương hàm… Trong bài viết này, Nha Khoa Bảo Mai sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu sâu răng vào tủy và cách điều trị hiệu quả.

Điều trị tủy ở đâu uy tín, an toàn, tốt nhất tại Thái Nguyên?

Dấu hiệu sâu răng vào tủy điển hình
Sâu răng vào tủy là tình trạng sâu răng đã tiến triển nặng lan tới tủy răng

Dấu hiệu sâu răng vào tủy

Khi sâu răng tiến triển vào tủy, những cơn đau nhức trở nên dữ dội và rõ rệt hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu sâu răng vào tủy dễ nhận biết nhất:

Răng ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc khi hít gió

Ở giai đoạn đầu của sâu răng vào tủy, các ống ngà sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Dấu hiệu sâu răng vào tủy ở giai đoạn này đó là ê buốt răng khi ăn uống đồ nóng, lạnh hoặc khi hít gió. Đây là biểu hiện cho thấy ngà răng và tủy răng đang bị tổn thương nặng nề. Việc tránh ăn uống đồ nóng lạnh chỉ giúp giảm cảm giác đau tạm thời. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, tình trạng răng nhạy cảm sẽ ngày càng tệ hơn và có thể dẫn đến viêm tủy cấp tính.

Đau nhức răng liên tục, đặc biệt là về đêm

Ở giai đoạn tiếp theo, nếu bạn thấy những cơn đau nhức răng xuất hiện thường xuyên, đặc biệt vào ban đêm thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng sâu răng vào tủy. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau theo từng cơn dữ dội, lan tỏa lên thái dương, tai và gây cảm giác đau đầu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giấc ngủ của bạn.

Đau nhức kéo dài và không dứt ngay cả khi uống thuốc giảm đau là một trong những dấu hiệu sâu răng vào tủy rõ rệt nhất. Nguyên nhân là do vi khuẩn đã xâm nhập vào tủy răng, kích thích các dây thần kinh gây ra cảm giác đau buốt.

Răng đau âm ỉ đến dữ dội đặc biệt khi về đêm là dấu hiệu sâu răng vào tủy điển hình
Răng đau âm ỉ đến dữ dội đặc biệt khi về đêm là dấu hiệu sâu răng vào tủy điển hình

Hôi miệng

Hôi miệng là một dấu hiệu sâu răng vào tủy điển hình. Nguyên nhân là do vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, thức ăn giắt vào lỗ sâu và các mảng bám tích tụ gây ra mùi hôi khó chịu. Ngay cả khi bạn đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng hôi miệng thì khả năng cao là răng đã bị sâu vào tủy. Lúc này, cần đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không?

Sâu răng vào tủy nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây hại cho toàn bộ cơ thể.

Viêm tủy răng cấp tính

Tình trạng viêm tủy răng cấp tính thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy, gây ra những cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Nếu không được điều trị, viêm tủy răng cấp sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và làm tăng nguy cơ hoại tử tủy.

Áp xe răng

Áp xe răng là một túi mủ hình thành dưới vùng chân răng do nhiễm trùng hoặc vi khuẩn xâm nhập trước đó. Áp xe răng không chỉ gây ra những đau nhức răng mà còn lan đến cổ, tai đầu. Nguy hiểm hơn là sốt cao, nổi hạch, đe dọa sức khỏe toàn thân.

Mất răng vĩnh viễn

Khi vi khuẩn phá hủy hoàn toàn tủy răng và các mô quanh chân răng, răng sẽ bị lung lay và cuối cùng là rụng. Điều này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt của bạn.

Sâu răng vào tủy không điều trị thì tủy răng sẽ bị vi khuẩn phá hủy và có thể mất răng vĩnh viễn

Điều trị răng sâu vào tủy có đau không?

Nhiều người lo ngại về cảm giác đau đớn khi điều trị răng sâu vào tủy. Với sự phát triển của kỹ thuật nha khoa hiện đại và sự hỗ trợ của các phương pháp gây tê, việc điều trị sâu răng vào tủy hiện nay đã trở nên an toàn, ít đau và thoải mái hơn rất nhiều.

Khi răng đã được điều trị tủy thành công, vi khuẩn và mô tủy viêm nhiễm đã được loại bỏ hoàn toàn thì những cơn đau và cảm giác ê buốt sẽ chấm dứt. Khoảng 1-2 giờ sau khi điều trị, bạn có thể cảm thấy răng hơi ê nhẹ. Đây là hiện tượng bình thường vì vật liệu trám còn mới, cần thời gian để thích nghi với môi trường trong khoang miệng.

Nếu sau khi lấy tủy răng mà bạn vẫn còn đau, sưng hoặc thậm chí mưng mủ thì có khả năng quá trình điều trị tủy chưa triệt để hoặc đã xảy ra lỗi kỹ thuật trong quá trình lấy tủy. Lúc này bạn cần quay lại phòng khám để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Cách chữa sâu răng vào tủy

Tùy thuộc vào dấu hiệu sâu răng vào tủy, mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và tốt nhất.

Sâu răng vào tủy có thể phục hồi

Phương pháp tối ưu để điều trị răng sâu vào tủy chính là điều trị nội nha. Quá trình này được thực hiện bằng cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng để mở lối vào ống tủy, loại bỏ toàn bộ phần tủy răng đã bị viêm nhiễm. Khi ống tủy được làm sạch và khử trùng, bác sĩ sẽ dùng vật liệu chuyên dụng để trám kín lại, tạo thành hàng rào bảo vệ nhằm ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

Sau khi điều trị nội nha, răng sẽ hết đau nhức và khôi phục chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, do phần tủy răng đã bị loại bỏ, răng sẽ không còn nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng, dần trở nên giòn hơn và dễ bị gãy vỡ trước các tác động mạnh. Vì vậy, sau khi điều trị tủy, bác sĩ thường khuyến cáo nên phục hình bằng răng sứ để tái tạo hình dáng và tăng cường bảo vệ cho răng.

Dấu hiệu sâu răng vào tủy
Điều trị nội nha và phục hình là giải pháp tốt nhất khi sâu răng vào tủy vẫn có thể phục hồi

Sâu răng vào tủy không thể phục hồi

Khi tình trạng sâu răng và viêm tủy đã quá nghiêm trọng, việc điều trị tủy sẽ không còn hiệu quả trong việc giữ lại răng. Nếu cố gắng bảo tồn răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Trong trường hợp này, nhổ răng là giải pháp cần thiết. Sau khi nhổ bỏ răng, để khôi phục khả năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề do mất răng gây ra, bác sĩ thường khuyến nghị người bệnh nên lựa chọn phương án trồng răng Implant thay thế.

Vừa rồi là những dấu hiệu sâu răng vào tủy mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Mong rằng bài viết mang tới cho bạn thông tin hữu ích. Hãy quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bạn bằng cách duy trì thói quen vệ sinh đúng cách và đi khám nha sĩ định kỳ. Đừng để sâu răng trở thành nỗi ám ảnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ dấu hiệu sâu răng vào tủy nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn kịp thời.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *