Có nên nhổ răng khôn trước khi niềng răng? – Giải đáp từ chuyên gia

Đối với những ai có răng khôn khi bắt đầu hành trình niềng răng để có nụ cười đều và đẹp, thường thắc mắc có nên nhổ răng khôn trước khi niềng răng hay không. Thực tế, việc này phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người và chỉ định của bác sĩ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Có nên nhổ răng khôn trước khi niềng răng hay không phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người
Có nên nhổ răng khôn trước khi niềng răng hay không phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người

Răng khôn là gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc có nên nhổ răng khôn trước khi niềng răng, hãy cùng tìm hiểu về răng khôn và niềng răng nhé.

Răng khôn (răng số 8) thường mọc cuối cùng ở độ tuổi 17 – 25. Do xương hàm đã phát triển hoàn thiện, các răng vĩnh viễn khác đã mọc đầy đủ, vì vậy không còn đủ vị trí cho răng khôn. Từ đó răng khôn dễ mọc lệch, đâm ngang hoặc chèn ép răng kế cận. Niềng răng là quá trình dịch chuyển răng bằng các khí cụ (khay niềng trong suốt, mắc cài, dây cung…) để sắp xếp răng về đúng cung hàm, đều đẹp. Nếu răng khôn mọc bất thường, chúng có thể làm xô lệch kết quả niềng răng.

Tác động của răng khôn lên quá trình niềng răng

Việc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể đẩy các răng lân cận, gây xô lệch khung hàm trong quá trình niềng răng. Chính vì vậy, trước khi niềng, bạn sẽ được thăm khám, chụp phim X-Quang và nhận tư vấn của bác sĩ, đồng thời cân nhắc có nên nhổ răng khôn trước khi niềng răng để đảm bảo lực siết khí cụ được phân bổ đều, tránh chỉnh sai khớp cắn và giảm nguy cơ tái phát sau điều trị.

Răng khôn có thể tác động tới sự dịch chuyển của răng khi niềng răng

Lý do nên nhổ răng khôn trước khi niềng răng

  • Ngăn ngừa răng xô lệch sau niềng: Răng khôn mọc ngầm có thể tạo lực đẩy ngang, làm các răng khác dịch chuyển dù đã tháo mắc cài. Nhổ sớm giúp duy trì kết quả niềng lâu dài.
  • Giảm nguy cơ viêm nhiễm: Răng khôn mọc lệch dễ gây viêm lợi trùm, sưng đau, ảnh hưởng đến lộ trình niềng.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Nếu phải nhổ răng khôn giữa chừng, bạn có thể phải tạm dừng niềng, kéo dài thời gian điều trị.
  • Tạo khoảng trống cần thiết: Với hàm hẹp, nhổ răng khôn giúp tạo không gian để răng dịch chuyển dễ dàng hơn.

Có nên nhổ răng khôn trước khi niềng răng?

Thực tế cho thấy, không phải tất cả mọi người đều cần nhổ răng khôn trước khi niềng. Với câu hỏi có nên nhổ răng khôn trước khi niềng răng thì còn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người và chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp không cần nhổ răng khôn trước khi niềng

Bạn có thể không cần nhổ răng khôn trước khi niềng răng nếu:

  • Răng khôn mọc thẳng, có đủ chỗ trên cung hàm
  • Không có dấu hiệu viêm lợi, không gây đau nhức
  • Bác sĩ kiểm tra cho thấy răng khôn không ảnh hưởng đến lực chỉnh nha

Trường hợp cần nhổ răng khôn trước khi niềng

Các trường hợp dưới đây, bác sĩ có thể sẽ chỉ định nhổ răng khôn trước khi niềng:

  • Răng khôn không thẳng hàng, mọc ngầm hoặc gây sưng đau, viêm tấy.
  • Răng số 8 có xu hướng đẩy các răng bên cạnh, khiến kết quả niềng bị lệch lạc.
  • Cung hàm hẹp, không đủ chỗ để di chuyển răng theo kế hoạch chỉnh nha.
  • Khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy việc nhổ răng khôn sẽ tối ưu hóa hiệu quả của quá trình niềng.

Lưu ý khi niềng răng phải nhổ răng khôn

Như vậy bạn đã biết có nên nhổ răng khôn trước khi niềng răng hay không. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể. Khi niềng răng có nhổ răng khôn, bạn nên ghi nhớ những điểm quan trọng sau để quá trình điều trị an toàn và thuận lợi.

Trước khi nhổ răng khôn

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát: làm xét nghiệm máu để phát hiện các vấn đề về đông máu, tiểu đường, hoặc rối loạn khác nhằm tránh chảy máu kéo dài và vết thương khó lành.
  • Khai báo tiền sử bệnh và thuốc đang dùng: cho bác sĩ biết nếu bạn mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, dị ứng hoặc đang sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, chống đông…
  • Chụp X-quang: xác định số chân răng, vị trí và mật độ xương quanh răng khôn, từ đó lên kế hoạch nhổ chính xác.
  • Ăn nhẹ trước khi nhổ: đảm bảo cơ thể có năng lượng; phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trong kỳ kinh nguyệt nên hoãn nhổ răng để tránh rủi ro.

Sau khi nhổ răng khôn

  • Cắn bông gòn: giữ chặt trong 30 phút đầu. Nếu còn chảy máu, thay bông gòn mới và cắn thêm 15 phút.
  • Chăm sóc vùng nhổ: không chải răng hoặc dùng nước súc miệng, nước muối trong 3 – 4 ngày đầu để bảo vệ cục máu đông.
  • Giảm sưng: Ngày đầu chườm đá ngoài má, từ ngày thứ hai chườm ấm để thúc đẩy lưu thông máu.
  • Giảm đau: Uống thuốc theo đơn bác sĩ kê, chườm lạnh ngoài má….

Quy trình niềng răng khi có răng khôn

Quy trình niềng răng dù có hay không có răng khôn cũng cần được lên kế hoạch chi tiết. Dưới đây là quy trình niềng răng cơ bản khi có răng khôn:
Khám và chụp X-quang: Bác sĩ đánh giá chính xác vị trí, hướng mọc của răng khôn và tổng thể sức khỏe răng miệng, từ đó xác định xem có nên nhổ hay không.

  • Lập kế hoạch niềng răng: Dựa trên kết quả khám, bác sĩ xây dựng lộ trình niềng cụ thể cho từng giai đoạn, bao gồm thời điểm nhổ răng (nếu cần) và lịch hẹn tái khám.
  • Nhổ răng khôn (nếu được chỉ định): Tiến hành tiểu phẫu nhổ răng khôn an toàn, chuẩn vô trùng trước khi gắn mắc cài hoặc khay niềng.
  • Chăm sóc và theo dõi sau nhổ: Thời gian lành thương thường mất 1–2 tuần. Trong khoảng này, bạn sẽ tái khám để cắt chỉ và kiểm tra vết nhổ trước khi tiếp tục giai đoạn niềng.
  • Bắt đầu gắn mắc cài hoặc khay niềng: Khi vùng nhổ răng hoàn toàn hồi phục, bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ chỉnh nha theo phác đồ đã lên.
  • Tái khám định kỳ: Suốt quá trình niềng, bạn cần đến nha khoa theo lịch hẹn để bác sĩ điều chỉnh lực siết và kiểm tra sức khỏe răng miệng.

Trên đây là giải đáp từ chuyên gia của chúng tôi cho thắc mắc có nên nhổ răng khôn trước khi niềng răng. Việc nhổ răng khôn trước khi niềng có thể giúp răng dịch chuyển đều đặn và rút ngắn thời gian điều trị, nhưng không phải trường hợp nào cũng cần thực hiện. Tùy theo tình trạng mọc răng khôn và cấu trúc hàm, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về việc xử lý răng khôn trước khi niềng, hãy đến một phòng khám uy tín như Nha khoa Bảo Mai để được thăm khám kỹ lưỡng và tư vấn chính xác. Liên hệ với Nha khoa Bảo Mai ngay hôm nay qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 để được hỗ trợ tận tình nhất nhé!

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *