[Chuyên gia giải đáp] Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau?

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay gây đau nhức là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Nhưng liệu có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau? Bài viết này của Nha Khoa Bảo Mai sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thời điểm nhổ răng khôn phù hợp và những lưu ý quan trọng để tránh biến chứng nguy hiểm.

Răng khôn là răng thường được chỉ định nhổ bỏ thế nhưng có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau không
Răng khôn là răng thường được chỉ định nhổ bỏ thế nhưng có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau không

Răng khôn là gì và tại sao chúng gây đau nhức?

Răng khôn (răng số 8) thường mọc ở độ tuổi trưởng thành, từ 17 đến 25 tuổi. Do là răng mọc cuối cùng và vị trí mọc cũng ở cuối trên cung hàm nên răng khôn dễ bị thiếu chỗ, dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc ngầm hoặc đâm vào răng bên cạnh. Điều này gây ra các cơn đau nhức, sưng tấy, thậm chí viêm nhiễm nếu không được xử lý kịp thời. Vậy có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau? Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây.

Trường hợp nên nhổ răng khôn

Theo các chuyên gia nha khoa, nhổ răng khôn là cần thiết trong các trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức kéo dài.
  • Răng khôn đâm vào răng số 7, làm hỏng răng bên cạnh.
  • Răng khôn gây viêm lợi, sưng tấy, nhiễm trùng.
  • Răng khôn mọc không đủ chỗ, gây xô lệch cả hàm.

Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại để tránh biến chứng.

Răng khôn mọc ngầm hoặc lệch thường được chỉ định nhổ bỏ để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Trường hợp không nên nhổ răng khôn

Không phải lúc nào nhổ răng khôn cũng là lựa chọn tốt nhất. Dưới đây là những trường hợp bạn nên cân nhắc hoặc tránh nhổ răng khôn để đảm bảo an toàn và sức khỏe răng miệng:

  • Răng khôn mọc thẳng, không gây biến chứng.
  • Răng khôn đang đau nhức, viêm nhiễm nặng.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người có bệnh lý toàn thân như bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn đông máu.
  • Người có hệ miễn dịch yếu, người mới ốm dậy.

Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau?

Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau là thắc mắc của nhiều người khi đang gặp phải tình trạng răng khôn. Khi răng khôn đang gây đau, bạn không nên vội vàng nhổ ngay. Lý do là vì nó tiềm ẩn một số rủi ro như:

  • Nhiễm trùng lan rộng: Nếu răng khôn đang viêm mà nhổ ngay, vi khuẩn có thể lây lan sâu hơn vào mô mềm, xương hàm, thậm chí gây viêm mô tế bào hoặc áp xe.
  • Chảy máu kéo dài: Khi đang viêm, mạch máu vùng lợi dễ tổn thương hơn, khiến máu khó đông, dẫn đến chảy máu kéo dài sau nhổ.
  • Tổn thương dây thần kinh: Nếu răng khôn mọc gần dây thần kinh hàm dưới việc nhổ răng khi vùng này đang viêm có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê môi, lưỡi hoặc cằm trong thời gian dài.

Thay vào đó, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ nha khoa thăm khám và điều trị tạm thời (như uống thuốc giảm đau, kháng viêm) trước khi nhổ răng.

Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau
Răng khôn đang bị đau thì không nên nhổ ngay vì tiềm ẩn nguy cơ rủi ro như nhiễm trùng lan rộng

Quy trình nhổ răng khôn an toàn

Nhổ răng khôn là một thủ thuật nha khoa cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn, hạn chế đau nhức và biến chứng. Theo đó, quy trình nhổ răng khôn tuân thủ chặt chẽ các bước sau:

Bước 1: Thăm khám, tư vấn, chụp X-Quang

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của bạn.
  • Chụp X-Quang để xác định vị trí, hướng mọc, và mức độ phức tạp của răng khôn.
  • Tư vấn phương pháp nhổ răng phù hợp và giải đáp thắc mắc của bạn.

Bước 2: Điều trị viêm nhiễm (nếu có)

Nếu răng khôn đang bị viêm, sưng tấy, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và giảm đau để ổn định tình trạng trước khi nhổ. Việc này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra suôn sẻ.

Bước 3: Gây tê và nhổ răng

  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ để đảm bảo vô trùng.
  • Gây tê tại chỗ để bạn không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình.
  • Bác sĩ tiến hành nhổ răng khôn bằng các dụng cụ chuyên dụng (kìm hoặc máy siêu âm Piezotome).

Bước 4: Cầm máu và hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng

  • Cắn chặt bông gạc trong 30-60 phút để cầm máu.
  • Uống thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
  • Tránh ăn đồ cứng, nóng, hoặc cay trong 1-2 ngày đầu.
  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết thương.

Bước 5: Hẹn lịch tái khám và theo dõi

Bạn sẽ được hẹn lịch tái khám để cắt chỉ (nếu có), kiểm tra vết thương và đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt đẹp.

Trên đây là giải đáp của chuyên gia cho câu hỏi có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau. Nhổ răng khôn khi đang bị đau cần được xem xét cẩn thận. Trong nhiều trường hợp, bạn nên điều trị viêm trước khi tiến hành nhổ để đảm bảo an toàn.

Nếu bạn đang băn khoăn về việc có nên nhổ răng khôn hay không, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0839 85 1212 – 0835 85 1212 hoặc inbox fanpage Nha Khoa Bảo Mai để thăm khám và tư vấn miễn phí. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang lại giải pháp tối ưu cho sức khỏe răng miệng của bạn.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *