Bệnh viêm chân răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Cùng Nha Khoa Bảo Mai tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Bệnh viêm chân răng là như thế nào?
Viêm chân răng là tình trạng các mô bao quanh cấu trúc răng bị sưng viêm. Bệnh lý này thường xuất hiện khi vi khuẩn phát triển mạnh do vệ sinh răng không đúng cách. Dấu hiệu nhận biết ban đầu là chân răng sưng tấy, đỏ, đau và một số triệu chứng đi kèm như hôi miệng, nặng hơn là có túi mủ xung quanh chân răng.
Bệnh viêm chân răng được chia ra thành 2 loại:
- Viêm chân răng cấp tính: Đau nhức ngắn hoặc kéo dài nhưng chỉ trong khoảng 1 tháng rồi biến mất nên nhiều người lầm tưởng rằng đã khỏi bệnh. Vì vậy mà người bệnh thường chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời. Lâu ngày có thể gây rụng răng.
- Viêm chân răng mạn tính: Đau đớn, khó chịu liên tục trong thời gian dài. Cơn đau không chỉ ở răng đó mà có thể lan tỏa sang răng bên cạnh.
Biểu hiện của viêm chân răng
Việc nhận biết sớm các triệu chứng của viêm chân răng sẽ giúp bạn thăm khám và điều trị kịp thời. Khi chân răng bị viêm, người bệnh có thể cảm thấy một số triệu chứng sau:
- Nướu sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng hoặc ăn uống.
- Hơi thở có mùi hôi kéo dài dù đã vệ sinh răng miệng hàng ngày.
- Đau nhức, khó chịu vùng nướu hoặc răng khi nhai.
- Răng nhạy cảm hoặc lung lay, có thể kèm theo mủ ở chân răng.
Nguyên nhân gây bệnh viêm chân răng
Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả, việc hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ gây viêm chân răng:
- Vệ sinh răng miệng kém: Làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám, cao răng, là nơi lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ rồi gây viêm nhiễm.
- Bệnh lý răng miệng: Viêm tủy răng, viêm nha chu.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm có tính axit cao khiến men răng bị phá hủy và vi khuẩn tấn công gây bệnh.
- Hút thuốc lá: Gây tổn thương mô nướu và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, dậy thì hoặc mãn kinh dễ mắc bệnh hơn.
- Các bệnh lý toàn thân: Tiểu đường, suy giảm miễn dịch có thể khiến tình trạng viêm chân răng trở nên nghiêm trọng.
Viêm chân răng nguy hiểm không?
Bệnh lý này không chỉ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu khi ăn uống và sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng và toàn thân nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những biến chứng mà bệnh viêm chân răng có thể gây ra:
- Áp xe răng.
- Viêm tủy răng.
- Mất răng, tiêu xương hàm.
- Có thể khiến bệnh tiểu đường ở một số người nặng hơn vì hệ miễn dịch giảm sút nghiêm trọng.
- Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống mạch máu.
- Nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân đối với phụ nữ mang thai.
Cách chữa viêm chân răng
Bệnh viêm chân răng có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp. Tùy thuộc vào mức độ viêm, tình trạng sức khỏe toàn thân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Trị viêm chân răng tại nhà
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp viêm nhẹ hoặc hỗ trợ trong quá trình điều trị chuyên sâu:
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối giúp kháng khuẩn, giảm viêm, khử trùng và làm lành lợi viêm. Pha một muỗng cà phê muối với nước ấm, súc miệng 30 giây/lần, 2–3 lần/ngày.
- Dùng mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và làm dịu nướu. Thoa một lượng nhỏ mật ong lên vùng viêm sau khi chải răng.
- Dùng gừng: Gừng được xem là một loại kháng sinh tự nhiên có chứa các hợp chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và tiêu sưng. Để trị viêm chân răng bằng gừng, bạn làm sạch 1 củ gừng, thái lát và đun sôi với nước trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó để ấm và súc miệng 2 – 3 lần/ ngày.
*Lưu ý: Các mẹo chữa viêm chân răng kể trên chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và có hiệu quả khác nhau tùy vào cơ địa của từng người. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Điều trị tại phòng khám nha khoa
Nếu tình trạng viêm nghiêm trọng hơn, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ nha khoa thăm khám và điều trị chuyên sâu.
- Loại bỏ cao răng, mảng bám.
- Chỉ định dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh để xử lý ổ viêm quanh chân răng.
- Thuốc giảm đau, giảm sưng để giảm đau nhức.
- Phẫu thuật loại bỏ túi lợi và tái tạo ghép xương trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng.
- Trường hợp viêm nhiễm nặng, mức độ rộng và đã phá hủy phần lớn kết cấu răng, các phương pháp trên không có tác dụng thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để bảo toàn các răng lân cận. Sau khi loại bỏ răng hỏng và điều trị dứt điểm viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tư vấn phục hình răng đã mất bằng một số phương pháp như trồng răng Implant, cầu răng sứ… để ngăn ngừa tiêu xương do mất răng gây ra.
Biện pháp phòng bệnh viêm chân răng
Phòng bệnh chính là chìa khóa giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh những biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trong kẽ răng, nơi bàn chải không thể tiếp cận.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường thực phẩm giàu canxi và vitamin C, uống đủ nước, hạn chế đồ ngọt và thực phẩm nhiều tinh bột.
- Loại bỏ thói quen xấu: Ngừng hút thuốc lá, loại bỏ thói quen nghiến răng bằng cách đeo máng chống nghiến…
- Khám răng định kỳ: Đến nha khoa kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề như cao răng, sâu răng hoặc viêm nướu. Bên cạnh đó, khi đến khám định kỳ bạn sẽ được vệ sinh răng chuyên sâu và loại bỏ mảng bám cao răng.
Vừa rồi là những thông tin về bệnh viêm chân răng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng bài viết mang tới cho bạn kiến thức hữu ích. Hãy chú trọng đến việc chăm sóc răng miệng hằng ngày và đến gặp bác sĩ nha khoa ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường. Nếu còn thắc mắc nào khác về bệnh lý răng miệng, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên gia.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai