Có nên niềng răng khểnh không? 3 lợi ích khi niềng răng khểnh

Trong quan niệm của người phương Đông, răng khểnh được xem là điểm nhấn đặc biệt, mang lại nụ cười duyên dáng. Tuy nhiên, răng khểnh cũng đi kèm với nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ. Vậy có nên niềng răng khểnh không? Hãy cùng Nha Khoa Bảo Mai tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé!

Có nên niềng răng khểnh không khi nhiều người cho rằng đây là nét duyên dáng tạo điểm nhấn cho nụ cười
Có nên niềng răng khểnh không khi nhiều người cho rằng đây là nét duyên dáng tạo điểm nhấn cho nụ cười

Răng khểnh là răng như thế nào?

Có nên niềng răng khểnh không? Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu đây là chiếc răng như thế nào và nó có ảnh hưởng gì tới cuộc sống hàng ngày hay không. Răng khểnh là răng số 3 mọc lệch khỏi vị trí ban đầu trên cung hàm, thường nhô ra hoặc chếch lên so với các răng khác. Dù răng khểnh có thể làm nụ cười thêm duyên dáng nhưng về lâu dài chúng có thể gây ra những vấn đề không mong muốn.

Lợi ích của răng khểnh

Trong văn hóa phương Đông, răng khểnh thường được xem là một đặc điểm độc đáo, mang lại nét duyên dáng và cuốn hút cho nụ cười.

  • Tạo điểm nhấn duyên dáng: Răng khểnh còn được coi là biểu tượng của sự may mắn hoặc quyến rũ.
  • Tăng sự khác biệt cá nhân: Với một số người, răng khểnh trở thành đặc điểm nhận diện giúp họ nổi bật hơn, mang lại vẻ tự nhiên và thân thiện trong giao tiếp. Vì không phải ai cũng có răng khểnh, nên những người sở hữu đặc điểm này thường thấy mình có một nét riêng độc đáo.

Hạn chế của răng khểnh

Răng khểnh có thể là nét đẹp duyên dáng, tạo nên nét đẹp độc đáo cho người sở hữu. Tuy nhiên nếu nó mọc lệch quá nhiều, mọc không cân đối hoặc mọc quá nhọn thì nó vẫn tồn tại những hạn chế như:

  • Khó vệ sinh răng miệng: Răng khểnh thường mọc lệch và không đều với các răng khác, khiến việc vệ sinh gặp nhiều khó khăn. Mảng bám dễ tích tụ, thức ăn giắt vào kẽ răng, từ đó dẫn đến sâu răng và các bệnh răng miệng khác.
  • Tăng nguy cơ lệch khớp cắn: Răng khểnh có thể gây lệch khớp cắn, dẫn đến khó khăn khi ăn nhai, đau hàm, hoặc các vấn đề về khớp thái dương hàm.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng thể: Răng khểnh có thể mang lại nét duyên khi chúng có kích thước vừa phải, mọc lệch không quá nhiều. Còn nếu tình trạng mọc lệch quá nhiều nó có thể làm gương mặt mất cân đối hoặc gây cảm giác răng không gọn gàng.
  • Nguy cơ mòn men răng: Khi răng khểnh cọ xát với các răng khác hoặc chịu lực không đều, men răng dễ bị mài mòn, gây nhạy cảm và tổn thương răng lâu dài.
Răng khểnh mọc lệch quá nhiều ảnh hưởng tới thẩm mỹ tổng thể và khó vệ sinh răng miệng

Có nên niềng răng khểnh không? 3 lợi ích khi niềng răng khểnh

Với câu hỏi có nên niềng răng khểnh không thì chuyên gia nha khoa giải đáp rằng niềng răng khểnh không chỉ dựa trên yếu tố thẩm mỹ mà còn phụ thuộc vào sức khỏe răng miệng. Dưới đây là những lý do bạn nên cân nhắc việc niềng răng khểnh:

  • Cải thiện khớp cắn: Niềng răng giúp điều chỉnh vị trí của răng khểnh, đảm bảo khớp cắn đúng chuẩn, từ đó giảm nguy cơ đau hàm và các bệnh về khớp thái dương hàm.
  • Tăng cường thẩm mỹ toàn diện: Một hàm răng đều và đẹp không chỉ mang lại nụ cười rạng rỡ mà còn giúp gương mặt cân đối hơn, tăng sự tự tin trong giao tiếp.
  • Nâng cao hiệu quả vệ sinh răng miệng: Răng thẳng đều giúp giảm nguy cơ giắt thức ăn vào kẽ răng, vệ sinh răng miệng hơn, hạn chế mảng bám và nguy cơ sâu răng.

Một số trường hợp khách hàng vẫn muốn giữ lại răng khểnh thì bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra kế hoạch niềng răng phù hợp, vừa đáp ứng thẩm mỹ vừa đảm bảo một hàm răng khỏe mạnh về lâu dài.

Có nên niềng răng khểnh không
Niềng răng khểnh giúp điều chỉnh khớp cắn về đúng chuẩn và tăng thẩm mỹ toàn diện

Quá trình niềng răng khểnh chuẩn Y khoa

Niềng răng khểnh đòi hỏi sự tư vấn kỹ càng và thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn cao. Không chỉ vậy, quy trình niềng răng cũng cần đúng các bước theo

tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình niềng răng khểnh:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn ban đầu

  • Kiểm tra tổng quát răng miệng: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng, sức khỏe tổng thể của nướu và xương hàm để đảm bảo bạn đủ điều kiện niềng răng.
  • Chụp X-quang: Chụp X-Quang răng để đánh giá vị trí, mức độ mọc lệch của răng khểnh và các răng xung quanh.
  • Tư vấn và lập kế hoạch niềng răng: Dựa trên kết quả thăm khám ban đầu, phim X-Quang và mong muốn của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn loại khí cụ niềng răng phù hợp (mắc cài kim loại, mắc cài sứ, khay niềng trong suốt…), thời gian điều trị và chi phí.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và chuẩn bị trước niềng

  • Điều trị các vấn đề răng miệng: Trước khi niềng, các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, hoặc cao răng cần được xử lý triệt để.
  • Lấy dấu hàm: Bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm gửi về Labo để thiết kế mắc cài hoặc khay niềng phù hợp.
  • Nhổ răng (nếu cần): Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển về đúng vị trí.

Bước 3: Tiến hành gắn khí cụ chỉnh nha

  • Gắn mắc cài hoặc khay niềng: Nếu dùng mắc cài, bác sĩ sẽ gắn hệ thống mắc cài lên răng và cố định bằng dây cung. Nếu dùng niềng trong suốt, bác sĩ sẽ cung cấp bộ khay niềng phù hợp với từng giai đoạn.
  • Điều chỉnh lực: Bác sĩ điều chỉnh lực kéo phù hợp để răng khểnh từ từ di chuyển về vị trí mong muốn trên cung hàm.

Bước 4: Theo dõi và tái khám định kỳ

Mỗi 4-6 tuần hoặc tùy thuộc vào độ di chuyển răng, bạn cần đến tái khám để bác sĩ điều chỉnh khí cụ, kiểm tra tiến độ và xử lý các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng niềng, bảo quản khí cụ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Bước 5: Tháo niềng và đeo hàm duy trì

  • Tháo khí cụ chỉnh nha: Sau khi răng đã đạt được vị trí lý tưởng, bác sĩ sẽ tháo niềng và làm sạch răng.
  • Đeo hàm duy trì: Để đảm bảo răng không bị xô lệch trở lại, bạn cần đeo hàm duy trì (hàm trong suốt hoặc cố định) trong thời gian nhất định theo hướng dẫn của bác sĩ.
Quá trình niềng răng khểnh chuẩn Y khoa

Niềng răng khểnh giúp cải thiện thẩm mỹ và nâng cao sức khỏe răng miệng về lâu dài. Nếu bạn còn băn khoăn về việc có nên niềng răng khểnh không, hãy đến Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn miễn phí và nhận giải pháp phù hợp nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để đặt lịch hẹn thăm khám cùng bác sĩ chuyên gia.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *