[GIẢI ĐÁP] Chụp X-Quang răng có hại không?

Chụp X-Quang răng là một bước quan trọng trong chăm sóc và điều trị nha khoa, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng chính xác. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại và băn khoăn không biết chụp X-Quang răng có hại không. Bài viết này của Nha Khoa Bảo Mai sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và đưa ra những lời khuyên nhằm đảm bảo an toàn khi chụp X-Quang răng.

Chụp X-Quang răng có hại không
Chụp X-Quang răng giúp bác sĩ nha khoa đánh giá tình trạng răng miệng

Chụp X-Quang răng là như thế nào?

Trước khi giải đáp băn khoăn chụp X-Quang răng có hại không, bạn cần tìm hiểu chụp X-Quang răng là như thế nào, ứng dụng gì trong nha khoa. Chụp X-Quang răng (hay chụp X-Quang nha khoa) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để chụp lại cấu trúc bên trong của răng và xương hàm. Từ những hình ảnh về răng, xương, mô mềm quanh răng, bác sĩ sẽ chẩn đoán những vấn đề có thể xảy ra về sức khỏe răng miệng. Từ đó sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất. Ngoài ra, chụp X-Quang răng còn hỗ trợ bác sĩ theo dõi sau quá trình điều trị bệnh răng miệng.

Trong một số dịch vụ nha khoa thông thường như lấy cao răng, tẩy trắng răng thì không cần thiết phải chụp X-Quang nha khoa. Tuy nhiên, đối với các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, nhổ răng khôn, trồng răng Implant… thì việc chụp X-Quang răng là đặc biệt quan trọng. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này giúp bác sĩ nhìn thấy những tình trạng không thể quan sát bên ngoài như:

  • Phát hiện sâu răng, nhiễm trùng, u não hay nang xương.
  • Đánh giá mức độ mài mòn hoặc gãy răng.
  • Xem xét tình trạng mọc răng khôn.
  • Điều trị nắn chỉnh răng (niềng răng).
Chụp X-Quang nha khoa giúp bác sĩ phát hiện những vấn đề răng miệng mà không thể quan sát bên ngoài

Chụp X-Quang răng có hại không?

Chụp X-Quang răng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tuy vậy có nhiều người băn khoăn rằng liệu chụp X-Quang răng có hại không. Về mặt lý thuyết, kỹ thuật này sử dụng tia X nên nó cũng có khả năng gây nhiễm xạ và ít nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu chụp quá nhiều. Tuy nhiên, tia X trong ngành y tế nói chung và trong nha khoa nói riêng có liều lượng rất nhỏ và được kiểm soát trong giới hạn. Vì thế, việc chụp X-Quang răng là không nguy hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, trong khi chụp X-Quang răng, đầu đèn chỉ hướng vào vùng cần chụp đó là vùng răng hoặc chân răng và người bệnh sẽ chỉ tiếp xúc một thời gian ngắn với tia X. Phòng chụp X-Quang cũng được thiết kế có vách chì nhằm hấp thụ các tia tán xạ và người bệnh được đảm bảo an toàn bằng cách mặc áo chì bảo hộ. Điều này giúp hạn chế tối đa khả năng nhiễm tia X.

Tần suất chụp X-Quang răng

Tần suất chụp X-quang răng có thể được điều chỉnh dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người, cụ thể như sau:

  • Trẻ em: 1 – 2 năm/lần trẻ em cần chụp X-quang răng để kiểm tra và phòng ngừa các vấn đề răng miệng tiềm ẩn.
  • Thanh thiếu niên: 1.5 – 3 năm nên thực hiện một lần để đảm bảo quá trình phát triển răng diễn ra bình thường.
  • Người lớn: Nên chụp X-quang răng định kỳ 2 – 3 năm một lần để kiểm tra và theo dõi tình trạng răng miệng.

Riêng đối với những đối tượng có tiền sử sâu răng hoặc có nguy cơ sâu răng thì nên chụp X-Quang thường xuyên hơn, cụ thể:

  • Trẻ em: 6 – 12 tháng nên chụp một lần để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
  • Người lớn: 6 tháng – 1 năm/ một lần nên khám định kỳ chụp X-Quang nha khoa để xử lý và ngăn ngừa sâu răng tái phát.

Đặt biệt, đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn thay răng sữa (khoảng 6 tuổi) thường được bác sĩ khuyến nghị chụp X-Quang răng. Việc này giúp tầm soát sớm các bất thường trong cấu trúc răng để đưa ra phương án điều trị sâu răng hoặc biện pháp chỉnh nha thích hợp.

Chụp X-Quang nha khoa không gây hại cho sức khỏe nếu tuân thủ đúng hướng dẫn và mặc áo chì bảo hộ

Những lưu ý quan trọng khi chụp X-Quang răng

Như đã giải đáp ở trên thì bạn đã biết chụp X-Quang răng có hại không. Theo đó, kỹ thuật này không gây hại cho sức khỏe nếu được chụp đúng cách theo chỉ định của bác sĩ và mặc áo chì bảo hộ đầy đủ. Dù chụp X-Quang răng trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ để đảm bảo hiệu quả và an toàn tuyệt đối:

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín

Bạn nên thực hiện chụp X-quang tại các phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Điều này giúp bạn nhận được kết quả chính xác và phương pháp điều trị phù hợp.

Thông báo tình trạng sức khỏe cho bác sĩ

Trước khi chụp X-Quang nha khoa, hãy thông báo đầy đủ cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Việc này giúp bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng và áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết. Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên trì hoãn chụp X-Quang răng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Chỉ chụp X-Quang răng khi thực sự cấp thiết và các biện pháp bảo vệ sẽ được tối ưu hóa.

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Bạn cần làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trong suốt quá trình chụp để đảm bảo hình ảnh được rõ nét và chính xác. Trước khi chụp thì bạn sẽ được mặc áo chì bảo hộ để giảm thiểu tối đa tác động của tia X lên cơ thể. Tần suất chụp X-Quang nha khoa như đã phân tích ở trên hoặc tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Chụp X-Quang răng có hại không
Bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín sở hữu máy X-Quang răng hiện đại và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ

Chụp X-Quang răng là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cần thiết giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng. Kỹ thuật này an toàn, đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi được thực hiện đúng quy trình. Bạn không cần lo lắng về vấn đề chụp X-Quang răng có hại không tại các đơn vị nha khoa chất lượng cao, uy tín như Nha Khoa Bảo Mai.

Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai sở hữu máy chụp X-Quang CTCB Conebeam hiện đại bậc nhất hiện nay, tuân thủ quy trình và sử dụng các vật dụng bảo hộ, đảm bảo sự an toàn và an tâm nhất cho Khách hàng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ chăm sóc răng miệng tốt nhất.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *