Bạn vừa hoàn tất hành trình chỉnh nha và muốn giữ gìn nụ cười đều đẹp lâu dài? Hàm duy trì là giải pháp không thể thiếu để đảm bảo răng không bị xô lệch trở lại. Hãy khám phá ngay các loại hàm duy trì phổ biến, ưu nhược điểm từng loại và bí quyết lựa chọn phù hợp trong bài viết này của Nha Khoa Bảo Mai nhé!
Hàm duy trì là gì và vì sao lại cần thiết sau chỉnh nha?
Hàm duy trì là dụng cụ được thiết kế để giữ răng ở vị trí ổn định sau khi tháo niềng. Nó giúp răng thích nghi với vị trí mới và ngăn chặn hiện tượng xô lệch do tác động từ mô nướu và xương hàm. Các loại hàm duy trì không có tác dụng điều chỉnh răng như các khí cụ niềng răng nhưng nó giúp cho răng cố định tại vị trí hiện tại, không bị xô lệch về vị trí cũ sau khi tháo niềng. Dưới đây là những lý do vì sao hàm duy trì lại cần thiết sau khi tháo niềng:
- Ngăn răng quay trở lại vị trí cũ: Sau khi tháo niềng, răng cần thời gian để ổn định trong xương hàm mới. Hàm duy trì sẽ giúp răng ổn định, không xô lệch về vị trí cũ.
- Định hình nụ cười: Duy trì sự cân đối và thẩm mỹ của răng sau chỉnh nha.
- Giảm nguy cơ phải niềng lại: Không đeo hàm duy trì có thể khiến răng của bạn chạy về vị trí cũ, ảnh hưởng tới thẩm mỹ nụ cười và bạn phải đối mặt với chi phí và thời gian chỉnh nha lần nữa.
Các loại hàm duy trì phổ biến nhất hiện nay
Có nhiều loại hàm duy trì với thiết kế và chất liệu khác nhau. Tùy vào nhu cầu và tình trạng răng miệng, bạn có thể chọn loại phù hợp nhất. Dưới đây là các loại hàm duy trì sau niềng răng phổ biến nhất hiện nay:
Hàm duy trì trong suốt
Hàm duy trì trong suốt có chất liệu bằng nhựa trong suốt ôm sát vào toàn bộ răng. Chúng có hình dáng tương đối giống với khay niềng trong suốt. Đây là hàm duy trì có thẩm mỹ cao nhất trong tất cả các loại hàm duy trì hiện nay..
Ưu điểm:
- Thẩm mỹ tuyệt đối: Nhờ chất liệu trong suốt nên loại hàm này không lộ khi giao tiếp. Người dùng có thể thoải mái nói chuyện và cười tươi.
- Ăn uống thoải mái, vệ sinh dễ dàng: Với khả năng tháo lắp linh hoạt, bạn có thể dễ dàng ăn uống và vệ sinh răng cũng như vệ sinh hàm duy trì.
- Thoải mái khi đeo: Hàm có chất liệu nhựa trong, mềm và êm, lực kéo vừa phải, không ma sát, không gây vướng cộm khi đeo.
Nhược điểm:
- Giá thành tương đối cao, khoảng 2 triệu đồng.
- Người dùng có thể quên đeo lại hoặc làm rơi, mất khi tháo ra để ăn uống.
- Độ bền không cao, có thể bị ố màu nếu vệ sinh không cẩn thận.
Hàm duy trì cố định mặt trong
Hàm duy trì cố định là một trong các loại hàm duy trì được đánh giá cao về hiệu quả giữ răng ổn định lâu dài. Loại hàm này là 1 thanh kim loại nhỏ được gắn vào mặt trong của răng bằng keo dán nha khoa chuyên dụng.
Ưu điểm:
- Hiệu quả giữ răng ổn định tốt, duy trì kết quả chỉnh nha cực cao.
- Chi phí thấp, phù hợp với đa số đối tượng khách hàng, dao động từ 700.000 – 1.000.000 đồng.
- Không xảy ra tình trạng quên hoặc mất.
Nhược điểm:
- Gây ra cảm giác khó chịu, vướng víu trong thời gian đầu
- Tạo điều kiện cho thức ăn, mảng bám bám dính nên đòi hỏi vệ sinh thật kỹ càng và cần lấy cao răng định kỳ.
Hàm duy trì tháo lắp kim loại
Đúng như tên gọi, hàm duy trì tháo lắp kim loại là loại hàm có chất liệu kim loại và có thể dễ dàng tháo rời khi ăn nhai và vệ sinh răng cũng như vệ sinh hàm. Loại hàm duy trì này được chế tạo từ dây kim loại gắn vào khuôn acrylic, ôm sát vào mặt trong của lưỡi hoặc vòm miệng của người sử dụng.
Ưu điểm:
- Độ chắc chắn cao.
- Duy trì kết quả chỉnh nha tốt.
- Tháo lắp được, thoải mái ăn uống, vệ sinh răng miệng và vệ sinh hàm dễ dàng.
- Chi phí hợp lý, dao động từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng
Nhược điểm:
- Thẩm mỹ không cao do lộ dây kim loại ra mặt ngoài cung răng.
- Khó chịu, vướng cộm trong thời gian đầu.
- Có thể quên đeo lại làm ảnh hưởng tới kết quả duy trì răng sau niềng.
- Dễ mất nếu không bảo quản cẩn thận.
So sánh các loại hàm duy trì
Việc chọn loại hàm duy trì phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng, nhu cầu thẩm mỹ và thói quen chăm sóc răng miệng của bạn. Dưới đây là so sánh chi tiết các loại hàm duy trì để bạn dễ dàng đưa ra quyết định.
Hàm duy trì trong suốt | Hàm duy trì cố định mặt trong | Hàm duy trí tháo lắp kim loại | |
Thẩm mỹ | Cao, hầu như không nhìn thấy khi đeo | Khá cao, không nhìn thấy từ bên ngoài |
Thấp, khung dây kim loại lộ ra mặt ngoài răng
|
Độ bền | Không cao | Cao | Cao |
Sự tiện lợi | Tiện lợi, thoải mái, nhẹ nhàng | Khó chịu trong thời gian đầu, khó vệ sinh răng | Tiện lợi, dễ vệ sinh nhưng vẫn gây khó chịu trong thời gian đầu |
Hướng dẫn sử dụng các loại hàm duy trì đúng cách
Sử dụng hàm duy trì đúng cách không chỉ giúp giữ nụ cười đều đẹp mà còn kéo dài tuổi thọ của dụng cụ. Hãy tham khảo những mẹo chăm sóc sau đây!
Lưu ý khi sử dụng
Để hàm duy trì đảm bảo đúng chức năng thì bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Vệ sinh răng và hàm duy trì sạch sẽ, lấy cao răng định kỳ để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ gây bệnh răng miệng.
- Hạn chế ăn thực phẩm cứng, dai.
- Đeo hàm duy trì đúng thời gian chỉ định của bác sĩ.
- Sau khi vệ sinh hàm tháo lắp, để khô ráo, bảo quản trong hộp để tránh mất mát.
- Tái khám định kỳ và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để duy trì hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.
Cách vệ sinh hàm duy trì
Việc vệ sinh hàm duy trì tháo lắp cần đặc biệt chú trọng. Bạn hãy thực hiện các bước sau đây để vệ sinh hàm duy trì tháo lắp:
- Bước 1: Chuẩn bị bàn chải đánh răng lông mềm, nước ấm, nước ngâm rửa hàm duy trì chuyên dụng.
- Bước 2: Rửa sạch bằng nước ấm và sử dụng bàn chải lông mềm chải nhẹ để loại bỏ mảng bám. Không sử dụng nước nóng để tránh biến dạng.
- Bước 3: Ngâm hàm duy trì vào nước rửa chuyên dụng từ 5 – 10 phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
- Bước 4: Lau khô, để ráo nước, bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
Trên đây là chi tiết các loại hàm duy trì cùng ưu, nhược điểm mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Đeo hàm duy trì là rất cần thiết để bảo vệ kết quả chỉnh nha và lưu giữ nụ cười đều đẹp dài lâu. Mỗi loại hàm duy trì đều có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại phù hợp nhất. Nếu bạn còn câu hỏi nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 083 585 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn chi tiết về các loại hàm duy trì và nhận giải pháp tối ưu cho nụ cười của bạn.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai