Răng cửa đóng vai trò quan trọng trong việc cắn xé và chia nhỏ thức ăn. Không chỉ vậy, răng cửa sẽ lộ ra khi bạn cười nên chúng ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ. Khi răng cửa bị sứt mẻ, sâu, hoặc nứt, trám răng cửa chính là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả giúp khắc phục những khuyết điểm này.
Giới thiệu về trám răng cửa
Trám răng cửa là kỹ thuật sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng nhằm khôi phục lại hình dáng, màu sắc và chức năng của răng cửa khi chúng có khuyết điểm. Trám răng cửa mang lại những lợi ích sau:
- Tái tạo hình thể, màu sắc cho những chiếc răng có khuyết điểm như sâu, sứt mẻ, gãy vỡ…
- Lấp đầy lỗ sâu, ngăn ngừa sâu răng lan rộng.
- Khôi phục chức năng cắn xé thức ăn.
- Khôi phục thẩm mỹ nụ cười.
Khi nào nên trám răng cửa
Răng cửa là vùng răng dễ bị tổn thương do vị trí ở phía trước miệng và thường xuyên tiếp xúc với lực nhai hoặc các tác nhân bên ngoài. Dưới đây là những trường hợp bạn nên cân nhắc trám răng cửa:
- Răng cửa sứt mẻ, gãy vỡ: Tai nạn, chấn thương, cắn phải vật cứng có thể khiến răng cửa bị mẻ, vỡ. Trám răng sẽ giúp phục hình lại hình dáng răng ban đầu.
- Răng cửa sâu nhẹ: Nếu phát hiện sâu răng ở giai đoạn đầu, trám răng cửa giúp ngăn chặn sự lan rộng của sâu răng và bảo vệ mô răng thật còn lại.
- Khe thưa răng cửa kém thẩm mỹ: Khe thưa ở mức độ nhẹ do bẩm sinh hoặc do thói quen xấu trong sinh hoạt có thể được khắc phục bằng cách trám. Khe thưa nhiều thì cần phải bọc răng sứ hoặc niềng răng để khắc phục.
- Răng cửa bị mòn cổ răng, mòn men răng: Men răng là hàng rào bảo vệ răng trước tác động từ bên ngoài môi trường miệng. Vì nhiều nguyên nhân mà lớp men răng này có thể bị mòn đi, ví dụ như tuổi tác, đánh răng quá mạnh… Trám răng giúp bổ sung phần men răng, bảo vệ và ngăn ngừa sâu răng cũng như các bệnh lý khác.
Vật liệu trám răng cửa nào tốt nhất?
Có rất nhiều loại vật liệu phổ biến được sử dụng để trám răng. Ví dụ như composite, fuji, amalgam, GIC, mạ vàng… Mỗi vật liệu sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Nhóm răng cửa giữ chức năng thẩm mỹ cực kỳ quan trọng nên nó đòi hỏi vật liệu trám phải có tính thẩm mỹ tự nhiên. Thông thường, vật liệu được sử dụng nhiều nhất để trám răng cửa là composite hoặc fuji. So với các loại vật liệu khác thì composite và fuji có màu sắc tự nhiên, tiệm cận với màu răng thật nhất. Vì vậy chúng sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng của răng.
- Composite có độ bền cao, màu sắc tự nhiên nên có thể sử dụng trám ở nhiều vị trí của răng cửa như cổ răng, thân răng, cạnh cắn…
- Fuji có độ bền thấp hơn composite nên thường được ứng dụng để trám cổ răng – vị trí ít chịu tác động của lực ăn nhai.
Quy trình trám răng chuẩn Y khoa
Trám răng cửa là một kỹ thuật nha khoa không quá phức tạp. Thế nhưng để vết trám răng bền đẹp, đạt thẩm mỹ tối đa thì đòi hỏi tay nghề kỹ thuật khéo léo từ bác sĩ nha khoa. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn thì cần phải trám răng theo đúng quy trình chuẩn Y khoa.
- Bước 1, thăm khám, tư vấn: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng cửa của bạn, xác định vấn đề cần điều trị và đề xuất phương pháp cũng như vật liệu trám phù hợp.
- Bước 2, gây tê: Gây tê giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình trám răng.
- Bước 3, làm sạch răng cần trám: Loại bỏ mảng bám, cao răng, men răng và ngà răng bị tổn thương, loại bỏ vi khuẩn.
- Bước 4, thực hiện trám răng: Bác sĩ bôi một lớp keo dính để cố định vật liệu trám. Vật liệu composite được đưa vào và tạo hình giống răng thật.
- Bước 5, chiếu đèn: Chiếu đèn quang trùng hợp để vật liệu đông cứng và bám chắc vào răng.
- Bước 6, hoàn tất và kiểm tra: Sau khi trám răng, bác sĩ sẽ đánh bóng, chỉnh sửa để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như sự thoải mái khi ăn nhai.
Chi phí trám răng cửa là bao nhiêu?
Chi phí trám răng cửa là bao nhiêu phụ thuộc vào vật liệu trám, tình trạng răng và từng cơ sở nha khoa. Thông thường, giá trám răng cửa dao động từ 200.000 – 700.000 đồng/răng với vật liệu composite; 300.000 – 500.000 đồng/răng với trám fuji. Để biết chính xác chi phí thì bạn hãy liên hệ với phòng khám nha khoa bạn định thực hiện. Bác sĩ sẽ thăm khám và báo giá phù hợp với trường hợp răng của bạn.
Lưu ý sau khi trám răng
Độ bền và tính thẩm mỹ của miếng trám không chỉ phụ thuộc vào vật liệu, tay nghề của bác sĩ mà nó còn phụ thuộc vào cách mà bạn chăm sóc răng sau khi trám. Dưới đây là những lưu ý quan trọng sau khi trám răng cửa giúp duy trì độ bền và thẩm mỹ:
- Trong 24 giờ đầu sau khi trám, bạn nên hạn chế nhai các loại thực phẩm cứng như đá, kẹo cứng hoặc hạt khô; tránh thức ăn dẻo và dính như kẹo cao su…
- Hạn chế thực phẩm sẫm màu như nước ngọt có gas, nước tương, cà phê, trà…
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin D và thực đơn hàng ngày để giúp răng chắc khỏe hơn.
- Sử dụng bàn chải lông mềm đánh răng để tránh làm mòn miếng trám.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để giữ răng miệng sạch sẽ.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, tránh sử dụng tăm xỉa răng.
- Sử dụng máng chống nghiến để tránh nghiến răng gây nứt hoặc bong miếng trám.
- Đến nha khoa kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá tình trạng miếng trám và sức khỏe răng miệng tổng thể.
- Nếu thấy có dấu hiệu bong tróc, đổi màu hoặc ê buốt, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Hy vọng với những thông tin trên đây về trám răng cửa sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp thẩm mỹ này. Với quy trình chuyên nghiệp, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại, Nha Khoa Bảo Mai cam kết mang lại cho bạn trải nghiệm tuyệt vời và kết quả như mong muốn. Gọi ngay hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc inbox fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ trám răng cửa an toàn, hiệu quả tại Nha Khoa Bảo Mai – Phòng khám uy tín hàng đầu tại Thái Nguyên.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai