Đau răng do sâu răng phải làm sao? Mẹo giảm đau hiệu quả

Đau răng do sâu răng là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Khi sâu răng không được điều trị kịp thời, cơn đau sẽ càng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn cuộc sống và tâm lý. Bài viết này của Nha Khoa Bảo Mai sẽ gợi ý đến bạn mẹo giảm đau do sâu răng và cách phòng ngừa. Đừng bỏ lỡ để bảo vệ hàm răng khỏe mạnh nhé!

CẢNH BÁO: 6 dấu hiệu bị sâu răng và cách điều trị hiệu quả

Mẹo giảm đau răng do sâu răng hiệu quả
Mẹo giảm đau răng do sâu răng hiệu quả

Tổng quan về sâu răng

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến nhất, có thể bắt gặp ở mọi đối tượng. Hiện tượng này xảy ra khi sự phá hủy của các vi khuẩn gây hại trên bề mặt răng, tạo thành các lỗ nhỏ trên men răng và dần dần lan rộng vào sâu bên trong ngà răng. Sâu răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng nhai và gây đau nhức khó chịu.

Thông thường ở giai đoạn mới chớm sâu răng bạn sẽ không thấy triệu chứng rõ rệt, thậm chí không đau nhức. Đau răng do sâu răng là triệu chứng xuất hiện khi sâu răng đã tiến triển, vi khuẩn đã tấn công đến phần tủy răng. Hoặc ở trường hợp khác, khi tủy răng đã chết thì bạn cũng sẽ không thấy đau khi sâu răng. Lúc này, răng không còn được nuôi dưỡng nên rất dễ gãy vỡ, thậm chí rụng răng.

Sâu răng là tình trạng mô cứng của răng bị tổn thương do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn

Nguyên nhân dẫn tới sâu răng

Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng là sự tích tụ của mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. Thức ăn có chứa đường, tinh bột, vụn thức ăn kết hợp với vi khuẩn tạo ra axit phá hủy men răng. Ngoài ra, một số yếu tố khác như thói quen vệ sinh răng miệng kém hoặc yếu tố di truyền cũng góp phần gây sâu răng.

Vì sao sâu răng gây đau nhức?

Đau răng do sâu răng là biểu hiện thường gặp khi vi khuẩn đã tấn công đến lớp ngà răng hoặc tủy răng. Tại đây, các dây thần kinh và mạch máu của răng bị kích thích bởi sự tấn công của vi khuẩn và axit, gây nên cảm giác đau buốt. Đặc biệt là về đêm và khi ăn uống, đau răng do sâu răng khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên. Hậu quả là bạn sẽ mệt mỏi, suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.

Đau răng do sâu răng phải làm sao?

Khi bị đau răng do sâu răng, điều quan trọng nhất là bạn không được tự ý dùng thuốc giảm đau mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm đau tức thời dưới đây để giảm cảm giác khó chịu.

  • Sử dụng nước muối ấm: Nước muối có tính kháng khuẩn cao, giúp làm sạch khoang miệng và giảm viêm. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm đau.
  • Sử dụng dầu đinh hương: Đinh hương chứa hoạt chất eugenol có tính kháng viêm mạnh. Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu đinh hương vào tăm bông và chấm lên vùng răng đau để giảm đau tức thì.
  • Nhai lá trầu không: Lá trầu không có tính sát khuẩn cao, giúp giảm viêm nhiễm. Bạn có thể nhai vài lá trầu không hoặc đắp lá đã nghiền nát lên răng sâu.

Những mẹo giảm đau răng do sâu răng kể trên chỉ là tạm thời, không thể điều trị dứt điểm sâu răng cũng như không thể thay thế phác đồ của bác sĩ. Do đó để điều trị dứt điểm, bạn cần đến gặp nha sĩ để kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nhai lá trầu không giúp giảm đau răng do sâu răng
Lá trầu không có tính sát khuẩn cao giúp giảm viêm nhiễm và giảm đau răng tức thời

Cách phòng ngừa sâu răng

Phòng ngừa sâu răng ngay từ đầu là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh những cơn đau nhức khó chịu. Bên cạnh đó, chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ ngăn ngừa sâu răng mà còn mang đến nụ cười khỏe đẹp và hơi thở thơm mát. Bạn hãy tham khảo và áp dụng một số cách phòng tránh sâu răng dưới đây:

Đánh răng đúng cách

Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm với thao tác nhẹ nhàng. Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ men răng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng tăm nước để dễ dàng làm sạch răng miệng hơn.

Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng

Chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng mà bàn chải không thể làm sạch. Hơn nữa, nước súc miệng còn giúp cho hơi thở thơm mát.

Hạn chế ăn đồ ngọt và nước có ga

Đường và axit trong thực phẩm sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng. Hãy hạn chế các loại thực phẩm như kẹo, mứt, nước ngọt có gas… Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu canxi như sữa chua, pho mát, hạt hạnh nhân… Đừng quên đánh răng kỹ càng sau mỗi lần ăn.

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng, vàng răng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nguy hại hơn thế, nicotine trong thuốc lá còn làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng và mắc bệnh nha chu.

Đi khám răng định kỳ

Duy trì thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần để được làm sạch răng, loại bỏ mảng bám và cao răng. Đồng thời phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng, bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

Cách chăm sóc răng hàng ngày giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa sâu răng

Đau răng do sâu răng là một vấn đề phổ biến nhưng hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách và đi khám nha khoa định kỳ. Đừng để cơn đau làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy chú ý đến các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ nụ cười của mình.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về sâu răng và chưa biết cách xử lý, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc truy cập fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được các bác sĩ tư vấn miễn phí và có lộ trình điều trị hiệu quả nhất.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *