Răng bọc sứ bị nhức phải làm sao? Giải pháp từ chuyên gia

Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến để khôi phục và bảo vệ răng, mang lại nụ cười tự tin và rạng rỡ. Tuy nhiên, không ít trường hợp răng bọc sứ bị nhức. Điều này khiến nhiều người lo lắng. Bài viết dưới đây của Nha Khoa Bảo Mai sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách xử lý khi răng bị nhức sau khi bọc sứ.

Răng bọc sứ bị nhức phải làm sao
Răng bọc sứ bị nhức phải làm sao

Nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị nhức

Để tìm ra cách khắc phục tình trạng răng bọc sứ bị nhức, điều quan trọng trước hết là hiểu rõ các nguyên nhân gây ra vấn đề này. Răng nhức sau khi bọc sứ có thể do nhiều yếu tố khác nhau, từ kỹ thuật nha khoa cho đến phản ứng tự nhiên của cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Chất liệu sứ không tốt

Nếu răng sứ được chế tạo từ vật liệu không đảm bảo hoặc không rõ nguồn gốc, khả năng dẫn nhiệt sẽ bị ảnh hưởng. Điều này có thể tác động tiêu cực đến cùi răng thật khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh, gây ra cảm giác ê buốt và đau nhức.

Răng bọc sứ bị nhức có thể do chất liệu sứ không tốt

Sai kích thước răng sứ

Khi răng sứ không được chế tạo theo đúng kích thước và hình dạng của răng thật, có thể tạo áp lực lên các mô nướu xung quanh hoặc các răng lân cận. Điều này dẫn đến hiện tượng nhức, đặc biệt khi cắn hoặc nhai.

Răng yếu và nhạy cảm sau khi mài

Trước khi bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài một lớp men răng thật để tạo không gian cho răng sứ. Việc mài này có thể khiến răng thật bị nhạy cảm, gây đau nhức, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh hoặc khi chạm vào. Đặc biệt là đối với những ai có nền răng yếu, dễ nhạy cảm.

Nhiễm trùng hoặc viêm nướu

Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng răng bọc sứ bị nhức có thể là do răng thật bên dưới bị viêm tủy hoặc vùng nướu xung quanh bị nhiễm trùng. Điều này thường xuất phát từ việc không điều trị triệt để các bệnh lý nha khoa trước khi bọc sứ.

Viêm nướu là một trong những lý do khiến răng bị nhức sau khi bọc sứ

Khớp cắn sai lệch

Răng bọc sứ bị nhức có thể là do khớp cắn sai lệch. Răng sứ lắp không chuẩn có thể gây ra khớp cắn sai lệch, làm cho áp lực lên răng không phân bố đều. Điều này khiến răng và hàm cảm thấy đau nhức sau khi bọc sứ.

Mắc các bệnh lý về răng miệng

Đau sau khi bọc răng sứ có thể bắt nguồn từ các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… Nếu sâu răng không được xử lý triệt để trước khi bọc sứ, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào tủy răng, gây viêm tủy và thậm chí dẫn đến áp xe, làm hỏng răng. Khi mắc viêm nha chu, nướu có thể tụt khỏi chân răng, khiến răng không còn chắc chắn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh lý này có thể làm giảm tuổi thọ của răng sứ hay thậm chí là mất răng thật.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm cứng, dai hoặc quá nóng, lạnh như dưa muối, cà muối, nước đá lạnh, kẹo dẻo, đồ ăn cay nóng… ngay trong những ngày đầu sau khi bọc sứ có thể gây đau nhức răng. Ngoài ra, nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận, vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng phát triển và tấn công răng sứ, gây ra các vấn đề khác.

Răng bọc sứ bị nhức do ăn đồ muối chua
Ăn nhiều thực phẩm muối chua ngay trong những ngày đầu sau bọc sứ cũng có thể khiến răng bị nhức

Giải pháp khắc phục răng bọc sứ bị nhức

Khi gặp phải tình trạng răng bọc sứ bị nhức, bạn không nên hoang mang vì hầu hết các trường hợp đều có thể khắc phục được. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm đau nhức hiệu quả.

Sử dụng thuốc giảm đau

Đối với những cơn đau nhức nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Những loại thuốc này có thể giúp giảm viêm và làm dịu cơn đau tạm thời. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau và đặc biệt không tự ý sử dụng mà cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu sau khi uống thuốc mà cơn đau vẫn kéo dài hơn 2 – 3 ngày thì bạn nên đi khám nha khoa ngay lập tức. Khi này bác sĩ sẽ thăm khám xác định rõ nguyên nhân và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.

Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau nhức răng sau bọc sứ

Súc miệng với nước muối ấm

Nước muối có tính sát khuẩn, giúp làm sạch và giảm viêm vùng nướu xung quanh răng bọc sứ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để làm dịu cơn đau.

  • Hòa tan 1 thìa muối biển vào 1 cốc nước ấm.
  • Súc miệng từ 30 giây đến 1 phút.
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.

Dùng hàm bảo vệ

Nếu nguyên nhân gây đau sau khi bọc răng sứ là do thói quen nghiến răng, bạn nên đeo hàm bảo vệ để tránh các răng còn lại va chạm và gây tổn thương cho răng sứ.

Đến nha khoa thăm khám

Trường hợp cơn đau kéo dài sau khi bọc sứ và có những biểu hiện bất thường khác như sưng nướu thì bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tháo răng sứ và chỉnh sửa lại. Trường hợp phát hiện các bệnh lý về răng miệng, cần điều trị dứt điểm trước khi lắp lại răng sứ.

Đến nha khoa ngay lập tức nếu răng bọc sứ bị nhức kéo dài không thuyên giảm dù đã uống thuốc
Đến nha khoa ngay lập tức nếu đau nhức kéo dài không thuyên giảm dù đã uống thuốc

Lưu ý sau khi bọc răng sứ tránh đau nhức

Để tránh bị đau nhức sau khi bọc răng sứ, bạn cần lưu ý những điều sau:

Tránh ăn thực phẩm cứng, quá nóng hoặc lạnh

Thức ăn quá cứng, dai hoặc nhiệt độ cực đoan có thể làm răng sứ nhạy cảm và gây đau nhức. Hãy tránh xa thực phẩm như dưa muối chua, cà muối, kẹo dẻo, nước đá lạnh… Thay vào đó, bạn nên ăn thực phẩm mềm dễ nhai như cơm mềm, cháo, súp để nguội, bánh bông lan, rau xanh trái cây cắt nhỏ…

Điều chỉnh khớp cắn

Nếu cảm thấy răng bị cộm hoặc lệch khi cắn, hãy quay lại nha khoa để điều chỉnh khớp cắn, tránh tạo áp lực không đều lên răng.

Thăm khám định kỳ

Đến nha khoa kiểm tra và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo răng sứ và nướu luôn trong tình trạng tốt.

Sử dụng bảo vệ răng khi vận động

Nếu bạn tham gia các hoạt động thể thao mạnh, nên sử dụng dụng cụ bảo vệ răng để tránh va đập gây hư hỏng răng sứ.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm. Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch kẽ răng.

Đánh răng 2 lần/ngày bằng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm

Bọc răng sứ là một phương pháp phục hồi thẩm mỹ răng hiệu quả nhưng cần được thực hiện đúng kỹ thuật và theo dõi cẩn thận. Nếu gặp phải hiện tượng răng bọc sứ bị nhức, bạn không nên tự ý xử lý mà cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia nha khoa.
Hãy nhớ rằng việc kiểm tra định kỳ và chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi bọc sứ là chìa khóa để duy trì hàm răng khỏe mạnh, đẹp tự nhiên. Liên hệ chúng tôi qua hotline 083 585 1212 – 083 985 1212 hoặc truy cập fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn chi tiết.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *