Tật đẩy lưỡi: 4 điều cực kỳ quan trọng bạn cần biết

Tật đẩy lưỡi là một thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng. Từ việc gây lệch khớp cắn đến ảnh hưởng đến thẩm mỹ và phát âm…. Bài viết này của Nha Khoa Bảo Mai sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và chuyên sâu về tật đẩy lưỡi, hãy theo dõi nhé.

Đẩy lưỡi có thể gây lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và phát âm
Đẩy lưỡi có thể gây lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và phát âm

Tật đẩy lưỡi là như thế nào?

Bình thường, lưỡi của chúng ta nằm hoàn toàn trong khoang miệng và không chạm vào răng khi nuốt hoặc ở trạng thái nghỉ. Đẩy lưỡi là hiện tượng lưỡi liên tục đẩy vào phía trong của răng trước khi nuốt, nói hoặc thở. Tật đẩy lưỡi là một thói quen xấu, có thể làm răng di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Lâu ngày dẫn đến các vấn đề như răng hô, lệch khớp cắn hoặc các vấn đề thẩm mỹ khác.

Đẩy lưỡi là tình trạng lưỡi liên tục đẩy vào phía trong của răng khi nuốt hoặc nói chuyện
Đẩy lưỡi là tình trạng lưỡi liên tục đẩy vào phía trong của răng khi nuốt hoặc nói chuyện

Nguyên nhân dẫn tới đẩy lưỡi

Tật đẩy lưỡi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố thói quen và cấu trúc sinh học. Hiểu rõ nguyên nhân giúp chúng ta tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Theo các chuyên gia, có thể chia nguyên nhân của tật đẩy lưỡi thành 2 nhóm, gồm nguyên nhân tiên phát và nguyên nhất thứ phát.

Đẩy lưỡi tiên phát

Một số người có cấu trúc hàm hoặc răng bẩm sinh bất thường. Chẳng hạn như hàm trên nhô ra quá nhiều hoặc lệch khớp cắn, có thể dẫn đến tật đẩy lưỡi. Những bất thường này gây khó khăn trong việc nuốt và nói, khiến lưỡi phải thường xuyên tiếp xúc với răng trước.

Đẩy lưỡi thứ phát

Thường liên quan tới thói quen xấu từ nhỏ và mắc các bệnh lý ở vùng miệng hoặc tai – mũi – họng. Nguyên nhân đẩy lưỡi thứ phát bao gồm:

  • Thói quen mút ngón tay, sử dụng núm vú giả hoặc uống sữa bằng bình trong thời gian dài có thể dẫn đến việc lưỡi đặt sai vị trí khi nuốt.
  • Mất răng sữa sớm (nhất là nhóm răng cửa).
  • Dị ứng hoặc tình trạng viêm nhiễm gây tắc nghẽn đường mũi.
  • Thở miệng.
  • Lưỡi to bất thường;.
  • Viêm VA, amidan sưng to, viêm họng gây khó nuốt.
  • Yếu tố di truyền.
  • Phanh lưỡi ngắn (lưỡi dính).
Thói quen mút ngón tay từ nhỏ có thể là nguyên nhân gây ra tật đẩy lưỡi

Hậu quả của tật đẩy lưỡi

Tật đẩy lưỡi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thời gian, tần suất đẩy lưỡi. Dưới đây là một số hậu quả của đẩy lưỡi nếu không được phát hiện và khắc phục sớm:

Cắn hở phía trước

Đây là tác hại thường gặp nhất của đẩy lưỡi. Cắn hở là tình trạng khi ngậm miệng hết cỡ mà hàm trên và hàm dưới không chạm khít nhau. Khi ở trạng thái nghỉ ngơi (như đọc sách, xem tivi,…), môi thường không khép kín, miệng mở ra và lưỡi bị đẩy về phía trước.

Phát âm khó khăn

Một số âm như “s”, “z” và “th” cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa lưỡi và răng. Khi tật đẩy lưỡi kéo dài, việc phát âm các âm này có thể trở nên khó khăn hơn, dẫn đến nói ngọng hoặc phát âm không chính xác.

Các vấn đề về hô hấp

Thói quen đẩy lưỡi có thể dẫn đến thở bằng miệng thay vì thở bằng mũi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng mà còn có thể gây ra các vấn đề liên quan đến hô hấp và sức khỏe tổng quát.

Răng hô, lệch khớp cắn

Tật đẩy lưỡi thường gây ra hiện tượng răng trước bị đẩy ra ngoài, dẫn đến tình trạng răng hô. Ngoài ra, khớp cắn cũng có thể bị lệch khi lưỡi thường xuyên tác động lên răng trong quá trình ăn uống và nói chuyện.

Răng hô ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ khuôn mặt là một trong những tác hại của đẩy lưỡi
Răng hô ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ khuôn mặt là một trong những tác hại của đẩy lưỡi

Những phương pháp khắc phục tật đẩy lưỡi

Để loại bỏ tật đẩy lưỡi, bạn có thể luyện tập điều chỉnh thói quen này hoặc can thiệp bằng các phương pháp nha khoa.

Tập luyện loại bỏ thói quen đẩy lưỡi

Hãy chú ý và rèn luyện thói quen đặt lưỡi đúng cách như sau:

  • Đầu lưỡi chạm vào mặt trong của phần lợi ngay sau răng cửa hàm trên.
  • Khép hai hàm lại và khi nuốt điều chỉnh lưỡi hướng lên vòm họng, tránh chạm vào răng cửa.
  • Tập luyện 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5 phút.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp các bài tập như Mewing, tập lưỡi với cốc nước hoặc nhai kẹo cao su. Việc kiên trì tập luyện hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng đẩy lưỡi một cách hiệu quả.

Sử dụng khí cụ trong miệng

Là phương pháp điều trị chuyên khoa do các nha sĩ chỉ định. Các khí cụ phổ biến giúp đẩy lùi tật đẩy lưỡi gồm hàng rào chặn lưỡi, nút chặn lưỡi (dạng viên bi), thanh khẩu cái hỗ trợ tập lưỡi,…

Niềng răng

Niềng răng là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để điều chỉnh vị trí răng và khớp cắn do tật đẩy lưỡi gây ra. Một vài người có tật đẩy lưỡi dẫn tới sai lệch khớp cắn thì bác sĩ có thể chỉ định kết hợp giữa tập luyện các bài tập lưỡi với niềng răng để điều chỉnh khớp cắn. Sau khi đã rèn luyện bài tập cho lưỡi thì bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các loại mắc cài hoặc khay trong suốt để điều chỉnh lại vị trí răng và khớp cắn giúp chúng trở về đúng vị trí.

Trong một vài trường hợp tật đẩy lưỡi khiến khớp cắn sai lệch thì niềng răng chính là giải pháp tốt nhất

Tật đẩy lưỡi có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ nếu không phát hiện và điều trị sớm. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu của tật đẩy lưỡi và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp là cách tốt nhất để bảo vệ nụ cười của bạn.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng đẩy lưỡi, sai lệch khớp cắn… hãy đến ngay Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn và điều trị bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc fanpage Nha Khoa Bảo Mai để đặt lịch khám ngay hôm nay!

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *