Rối loạn khớp thái dương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Rối loạn khớp thái dương hàm gây ra sự khó chịu, đau nhức mỗi khi nhai, nói chuyện hoặc thậm chí khi há miệng. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng Nha Khoa Bảo Mai khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Rối loạn khớp thái dương hàm là gì?

Rối loạn khớp thái dương hàm là hiện tượng hoạt động bất thường ở khớp thái dương hàm – một trong những khớp phức tạp nhất trong cơ thể. Khớp này có nhiệm vụ liên kết xương hàm với hộp sọ, giúp thực hiện các chuyển động như đưa hàm dưới ra trước, sang hai bên, và lùi sau. Khi cơ, dây chằng, hoặc xương không hoạt động đúng cách, tình trạng rối loạn sẽ xuất hiện.

Rối loạn khớp thái dương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm xảy ra khi khớp xương hàm, cơ, dây chằng trên hệ thống sọ mặt hoạt động không đúng cách

Nguyên nhân nào dẫn tới rối loạn khớp thái dương hàm?

Nhiều yếu tố có thể dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm, bao gồm:

  • Di truyền: Một số người có cấu trúc khớp thái dương hàm bất thường từ khi sinh ra.
  • Nghiến răng: Thói quen nghiến răng liên tục làm mòn bề mặt răng và dẫn đến sai lệch khớp cắn, gây rối loạn.
  • Chấn thương: Các tai nạn tác động trực tiếp đến phần hàm có thể làm lệch khớp thái dương hàm.
  • Thói quen ăn uống: Nhai một bên hoặc ăn đồ ăn quá cứng, dai dễ làm cơ hàm bị tổn thương.
  • Tâm lý: Căng thẳng, lo âu kéo dài có thể gây co thắt bất thường ở cơ hàm.
  • Bệnh lý thần kinh: Các rối loạn liên quan đến hệ thần kinh ảnh hưởng đến cơ hàm, gây nghiến răng và làm rối loạn khớp thái dương.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm thường khó phát hiện vì các triệu chứng có thể thoáng qua hoặc biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên, dấu hiệu rõ ràng nhất là cảm giác đau hàm. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đột ngột, và thường đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Đau khi nhai, nói chuyện hoặc há miệng.
  • Cảm giác “kẹt hàm” hoặc phát ra âm thanh lục cục khi di chuyển hàm.
  • Đau lan sang các vùng như trước tai, cổ, vai, gáy, và thậm chí là đau đầu.
Đau khi há miệng là triệu chứng thường thấy của rối loạn khớp thái dương hàm
Đau khi há miệng là triệu chứng thường thấy của rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Trong một số trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể dẫn đến:

  • Suy giảm chức năng ăn uống, gây biếng ăn và suy nhược cơ thể.
  • Các cơn đau xảy ra thường xuyên, ngay cả khi không nhai hoặc nói chuyện.
  • Nguy cơ viêm nhiễm xương khớp liên quan nếu bệnh tiến triển lâu dài.

Cách điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

Có nhiều phương pháp điều trị rối loạn khớp thái dương hàm, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng:

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc giảm đau, giãn cơ như Aspirin hoặc thuốc chống viêm không kê đơn có thể giúp giảm các triệu chứng viêm và đau nhức.

Sử dụng khí cụ bảo vệ miệng

Nếu nguyên nhân là do nghiến răng khi ngủ, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng máng chống nghiến để bảo vệ khớp hàm.

Vật lý trị liệu

Các bài tập giúp giãn cơ hàm và tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp thái dương.

Vật lý trị liệu giúp thư giãn cơ và tăng sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp thái dương

Kỹ thuật thư giãn cơ

Thực hiện các bài tập thư giãn và thả lỏng cơ hàm giúp kiểm soát tình trạng căng cơ.

Giải tỏa căng thẳng và thư giãn tâm lý

Nếu rối loạn khớp thái dương do căng thẳng, lo âu hoặc áp lực gây ra, bạn nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ, giúp cân bằng tâm lý và duy trì trạng thái tinh thần ổn định, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hãy thư giãn tâm lý bằng cách nghe nhạc, thiền, tập thể dục, đọc sách…

Niềng răng

Trong trường hợp khớp cắn sai lệch, niềng răng có thể giúp điều chỉnh vị trí răng, từ đó khắc phục rối loạn. Tuy nhiên, vì quá trình niềng răng kéo dài nên phương pháp này thường được kết hợp với các liệu pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tốt hơn.

Phẫu thuật

Một số trường hợp đặc biệt nếu đã thực hiện các phương pháp nhưng không hiệu quả thì bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật khớp thái dương hàm.

Những thói quen hỗ trợ điều trị

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu, bạn cũng cần thay đổi một số thói quen hàng ngày để giảm áp lực lên khớp hàm:

  • Ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai và cắt nhỏ thức ăn.
  • Tránh nhai đá, vật cứng và nhai đều cả hai bên hàm.
  • Hạn chế há miệng quá rộng khi ngáp.
  • Thường xuyên massage và chườm ấm để thư giãn cơ hàm.
  • Tập bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ.
Thường xuyên massage thư giãn cơ hàm
Thường xuyên massage thư giãn cơ hàm giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn khớp thái dương

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về rối loạn khớp thái dương hàm. Khi có một số triệu chứng kể trên thì hãy liên hệ ngay Nha Khoa Bảo Mai qua hotline 0835 85 1212 – 083 985 1212 hoặc inbox fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh để bệnh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *