Mọc răng khôn là giai đoạn mà nhiều người phải đối mặt, kèm theo đó là những triệu chứng đau nhức và khó chịu. Nhận biết sớm các dấu hiệu mọc răng khôn không chỉ giúp bạn giảm thiểu đau đớn mà còn ngăn ngừa được các biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng khám phá những triệu chứng mọc răng khôn thường gặp trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Bảo Mai nhé!
Trẻ em có nên trám răng không? Bật mí sự thật cha mẹ cần biết
Răng khôn là răng nào?
Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp thì bạn cần biết răng khôn là răng nào. Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là những chiếc răng mọc cuối cùng ở mỗi bên của hàm, nằm ở vị trí xa nhất trong hàm răng. Thông thường, răng khôn mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25. Không phải tất cả chúng ta đều mọc răng khôn. Có người có 1 chiếc răng khôn nhưng cũng có người mọc 2, 3 và thậm chỉ là mọc đủ 4 chiếc răng khôn.
Do vị trí mọc ở cuối hàm và thường không còn đủ chỗ trong miệng, răng khôn có thể mọc lệch, mọc ngầm và gây ra nhiều vấn đề như đau nhức, viêm nhiễm. Trong 1 số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cần phải nhổ bỏ để tránh biến chứng.
5 dấu hiệu mọc răng khôn dễ nhận biết nhất
Là những chiếc răng cuối cùng mọc lên trong hàm, vì thế chúng không có nhiều không gian để phát triển và có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Dưới đây là 7 dấu hiệu mọc răng khôn điển hình nhất:
Đau nhức và khó chịu
Đau nhức khó chịu là dấu hiệu mọc răng khôn điển hình. Khi răng khôn bắt đầu mọc, nó sẽ xuyên qua lợi, gây ra những cơn đau với thời gian khác nhau tùy theo từng người. Đôi khi, sau một khoảng thời gian bình thường, cơn đau có thể tái phát với mức độ khác nhau tùy thuộc vào cách răng khôn mọc lên. Tại vị trí sâu trong hàm nơi răng khôn xuất hiện, lợi có thể bị sưng nhẹ, và cơn đau thường tăng lên khi bạn ăn nhai.
Khó há miệng
Quá trình mọc răng khôn thường gây ra hiện tượng va chạm và áp lực lên răng số 7 liền kề, làm bạn gặp khó khăn khi mở miệng. Mỗi lần cố gắng há miệng, cơn đau sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Sưng lợi
Khi răng khôn mọc, lợi xung quanh khu vực đó thường bị sưng lên. Lợi có thể trở nên đỏ, sưng tấy và rất nhạy cảm khi chạm vào. Điều này không chỉ gây ra cảm giác đau đớn mà còn khiến bạn khó khăn trong việc ăn uống.
Sốt
Sốt là dấu hiệu mọc răng khôn phổ biến, đi kèm với viêm lợi vì vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng và do răng tác động lên lợi. Bên cạnh đó, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi kéo dài.
Ăn không ngon miệng
Ăn không ngon miệng cũng là dấu hiệu mọc răng khôn điển hình. Việc ăn nhai có thể làm tăng cảm giác đau đớn, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn và dẫn đến tình trạng biếng ăn, làm bạn mất hứng thú với bữa ăn.
Mọc răng khôn đau mấy ngày?
Câu hỏi mọc răng khôn đau mấy ngày luôn được nhiều người quan tâm. Thời gian răng khôn mọc và gây đau có thể khác biệt ở mỗi người. Có người mọc răng khôn chỉ đau trong 3 – 4 ngày là tự hết. Những cũng có người phải chịu đựng cơn đau này trong hàng tuần và thậm chí là kéo dài đến cả tháng. Mọc răng khôn đau trong bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, vị trí cụ thể của răng, hướng mọc răng, chân răng… Vì vậy không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc mọc răng khôn đau mấy ngày.
Làm gì khi mọc răng khôn?
Mọc răng khôn thường gây ra nhiều khó chịu và có thể dẫn đến biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những việc bạn nên làm và những việc cần tránh khi mọc răng khôn.
Những việc nên làm
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng: Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm. Súc miệng bằng nước muối ấm cũng giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Ăn thức ăn mềm: Trong giai đoạn răng khôn mọc, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, súp, sinh tố để giảm bớt áp lực lên răng và lợi.
- Chườm đá lạnh: Đặt túi đá lạnh bên ngoài má, gần khu vực đau sẽ giúp giảm sưng và đau. Bạn chườm đá khoảng 15-20 phút mỗi lần, cách nhau vài giờ.
- Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ: Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm bớt cơn đau do mọc răng khôn gây ra. Tuy nhiên, hãy tuân thủ đúng liều lượng hướng dẫn.
Những việc không nên làm
- Không dùng vật nhọn để chạm vào răng: Tránh việc dùng tay hay các vật dụng khác để chạm vào vùng mọc răng vì có thể gây nhiễm trùng hoặc làm tổn thương lợi.
- Không ăn thức ăn cứng và nóng: Thực phẩm cứng có thể làm tổn thương lợi còn đồ ăn nóng có thể làm tăng cảm giác đau và sưng. Hãy tránh các loại thực phẩm này trong thời gian răng khôn đang mọc.
- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh: Tự ý sử dụng kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và kháng thuốc. Vì thế bạn tuyệt đối không được uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Khi nào cần gặp bác sĩ nha khoa?
Hầu hết các trường hợp mọc răng khôn đều gây ra cảm giác khó chịu và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu như các triệu chứng không quá nghiêm trọng và mau hết sau vài ngày thì bạn không cần quá lo lắng. Thế nhưng, nếu có một trong những dấu hiệu mọc răng khôn dưới đây thì bạn nên gặp bác sĩ nha khoa:
- Cơn đau kéo dài và không thuyên giảm: Nếu bạn bị đau răng khôn kéo dài hơn vài ngày mà không có dấu hiệu giảm bớt, đó có thể là dấu hiệu của việc răng mọc lệch hoặc nhiễm trùng.
- Sưng lợi hoặc sưng má nghiêm trọng: Nếu lợi hoặc má sưng to, đỏ và gây đau đớn kéo dài, bạn cần gặp bác sĩ nha khoa ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời.
- Khó khăn khi mở miệng hoặc nuốt: Những triệu chứng này có thể cho thấy răng khôn đang gây áp lực lên các mô xung quanh, hoặc bạn đang bị nhiễm trùng nghiêm trọng cần can thiệp y tế.
- Sốt cao hoặc xuất hiện mủ: Nếu bạn bị sốt hoặc thấy có mủ xung quanh răng khôn, đây là dấu hiệu của viêm nhiễm nghiêm trọng. Khi này bạn cần đến bác sĩ nha khoa ngay lập tức để được xử lý kịp thời.
Như vậy, trên đây là những dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp và dễ nhận biết mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị.
Đừng để răng khôn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn! Hãy đến ngay Nha Khoa Bảo Mai để kiểm tra và nhận được sự chăm sóc tận tâm từ đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 083 585 1212 – 083 985 1212 hoặc inbox fanpage Nha Khoa Bảo Mai để được hỗ trợ tốt nhất.
*Mọi thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Tư vấn chuyên môn bài viết
Thạc sĩ, Bác sĩ Lưu Thị Thanh Mai
Phòng khám Nha Khoa Bảo Mai